Friday 17 July 2009

“Kiếp nào có yêu nhau” hay bản tình ca muôn kiếp


Đắm chìm trong đau khổ của tạo diệt kiếp người, cuống phổi của nhân quần bỗng bật lên, ngân lên những thanh âm tha thiết, đó chính là chất liệu đầu tiên của âm nhạc. Rồi những thanh âm đó được sắp xếp theo cung bậc bổng trầm tạo thành giai điệu, mượn những nhịp vỗ, nhịp khoan của tiết tấu dệt thành trương khúc(1), để trở thành một cấu trúc thật hài hòa, chặt chẽ truyền đến người nghe những luồng cảm xúc mang đậm dấu ấn bản thể của người nghệ sĩ đã ra tay sắp đặt… Có những tác phẩm một khi đã được ngân lên bởi đôi dây thanh âm, bỗng như chạm đến nỗi niềm sâu kín nhất…



Nếu như trong hầu hết nhạc tình tiền chiến, tình yêu lứa đôi luôn được đặt trong một khung cảnh lãng mạn, có mùa thu, có lá vàng rơi, có mây giăng cuối trời - như trong nhạc Đoàn Chuẩn, thì "trong thập niên 1958-1968, nhạc tình chỉ còn có “anh” và “em” ta dìu nhau đi trên đường tình"(2), tiêu biểu là nhạc Phạm Duy. Cuối thập niên 50, "có một người phụ nữ đã chạm đến trái tim dạt dào, bao la"(3) của ông, "người phụ nữ đó tuyệt vời như nàng tiên"(4) đã tạo nguồn cảm hứng để ông cho ra đời và mãn khai những bản tình ca vô tận có cái mờ đục của khói suơng, cái tươi tắn của mộng mơ, khi thì hạnh phúc dâng tràn, khi thì buồn thương rầu rĩ. Đỉnh cao của Phạm Duy trong giai đoạn này phải nhắc đến chính là “Kiếp nào có yêu nhau” phổ thơ của nữ thi sĩ Minh Đức Hoài Trinh. Thú thật là thoạt đầu tôi có ý định bình nhạc phẩm này nhưng tự nhiên câu chữ lại cảm thấy bất lực nên phải dông dài đôi chút. Quả thực, bản nhạc không thể tách riêng ra từng phần, bởi nó là một tổng thể hòa quyện, chứa chan những bi thảm, những cảm xúc, những luận lý lả lướt qua cung nhịp, mơn trớn để rồi vút bay trên những đỉnh cao mê mẫn. Mở đầu là tiếng kêu thảng thốt, bẽ bàng của cô gái “đừng nhìn em nữa anh ơi!” bởi “hoa xanh đã phai rồi, hương trinh đã tan rồi…” để rồi những tâm sự, nhớ nhung, lo sợ cứ thế tuôn dâng:


“Đừng nhìn em, đừng nhìn em nữa anh ơi. Đôi mi đã buông xuôi, môi răng đã quên cười...”.


Cảm xúc cứ tiếp nối theo giai điệu, tưởng như mâu thuẫn nhưng lại rất hợp lí, hợp lí trong tâm trạng của người phụ nữ, đắm đuối, mê say pha lẫn tiếc nuối, đợi chờ:


“Hẳn người thôi đã quên ta, trăng thu gẫy đôi bờ, chim bay xứ xa mờ. Gặp người chăng, gặp người chăng, nhắn cho ta. Hoa xanh đã bơ vơ, đêm sâu gối ơ thờ”.


Rồi có một bước chuyển từ tình cảm sang suy tư luận lý, từ những thang bậc cảm tính sang lý trí:


“Kiếp nào có yêu nhau, thì xin tìm đến mai sau. Hoa xanh khi chưa nở, tình xanh khi chưa lo sợ. Bao giờ có yêu nhau, thì xin gạt hết thương đau”.


Nhưng nhạc lại chùn xuống, cảm tính đã thắng lý trí, câu hát tưởng như dồn nén, nghẹn ngào: “Anh đâu anh đâu rồi ? Anh đâu anh đâu rồi”…


“Đừng nhìn nhau nữa anh ơi. Xa nhau đã xa rồi, quên nhau đã quên rồi. Còn nhìn chi, còn nhìn chi nữa anh ơi. Nước mắt đã buông xuôi, theo tiếng hát qua đời…”




Đoạn cuối của bài nhạc là sự dâng lên từ từ nhưng mãnh liệt, của những lo âu, thắc thỏm, cay đắng nhưng dứt khoát, để giữ trong lòng nhau những gì đẹp nhất bởi hoa đã phai, hương đã cạn còn lưu luyến nữa chi? Để rồi, người nghe như vỡ òa những cảm xúc dồn nén đã phát triển xuyên suốt bài bởi một câu nhạc rất tâm đắc của Phạm Duy, ông viết: “Giai điệu của câu đừng nhìn em nữa anh ơi chuyển rất đột ngột, đi từ nốt trầm lên nốt cao nhất với hai nhẩy bực quãng 5 để diễn tả sự tột độ của tình cảm. Cái syncope sau câu đừng nhìn em làm cho mọi người thấy được sự nghẹn ngào của bài thơ và bài hát.”(5)


Phạm Duy đã cho chúng ta thấy tài phù phép của ông qua việc thêm lời, bớt chữ cho những dòng thơ gẫy gọn được nâng cánh uyển chuyển theo những giai điệu bay bổng, vút trầm. Cảm xúc như quyện chặt vào âm thanh, âm điệu vừa khơi nguồn, vừa chuyển biến, dẫn dắt thính giả đi hết bến bờ này đến bến bờ khác trong cái chất trữ tình của yêu đương…


Và… bản nhạc đã tuyệt vời như vậy thì hẳn người trình bày cũng phải được kén chọn một chút để có thể lột tả được hết cái tuyệt diệu cái thần của bài hát. Lúc trước, tôi thưởng thức được một bản trước 75 của nữ ca sĩ T.T thật không chê vào đâu được, chỉ tiếc là phối khí bấy giờ chưa tương xứng với giọng hát. Ngoài ra còn có bản thâu thanh của Tuấn Ngọc, Khánh Hà đều rất đáng nghe. Riêng gần đây, ở Việt Nam có hai giọng ca hạng đầu hát lại bài này: Đức Tuấn, Mỹ Linh. Với Đức Tuấn tôi nghĩ có lẽ cái cảm xúc anh diễn tả chưa đạt, có vẻ gì hơi ngượng nghịu, phải chăng do anh đã ép mình phải thấu được tâm trạng của nữ nhân? Còn Mỹ Linh, có lẽ đã đạt được độ chín của tài năng khi thể hiện nó trong Liveshow Phạm Duy “Con đường tình ta đi”, tôi đã chìm đắm trong cái không gian âm nhạc mà Mỹ Linh đã mở toang…


Để kết cho bài viết xin khẳng định rằng âm nhạc chính là thứ vi diệu nhất do con người sáng tạo ra để xoa dịu đi những nỗi đau, ve vuốt những cảm xúc và “Kiếp nào có yêu nhau” mang đến một sự toàn bích cao siêu ẩn trong sự gẫy gọn của những đồ rê mí. Bài hát chính là đỉnh cao của nhạc tình Phạm Duy.


Khắc Huy(1): Nhạc sĩ Vĩnh Lạc, Hát cho tuổi thơ 2.
(2),(5) và trích đoạn nhạc: trích trong hồi kí của Nhạc sĩ Phạm Duy.
(3), (4): Tạ Tỵ, "Phạm Duy còn đó nổi buồn", NxB văn học sử, 1971.


---------------------------



Wednesday 8 July 2009

Surf

Surf, surfer, surfing, surfboard, texas, weather, hurricane.

Ám ảnh đàn ông


Chờ mãi mà tôi chẳng thấy báo nào review cuốn " Mặt của đàn ông" ngoại trừ một vài blog viết sơ sơ hú họa. Không thể hiểu nổi tại sao một cuốn sách hay như thế lại bị các báo bỏ qua. Chắc là do PR chưa tới. Vậy thì tôi PR cho nó một chút. Tôi làm điều này vì tôi cảm thấy đàn ông ngày nay đang bị đối xử một cách tàn nhẫn v
à bất nhơn. Hầu hết bọn họ đã không được dạy dỗ tử tế lúc còn trẻ nên khi trưởng thành họ bỗng hoang mang trở nên lung tung rắc rối phức tạp. " Bọn họ sâu sắc nhớ nhiều chuyện không đáng nhớ và sâu sắc quên nhiều chuyện không đáng quên. Đàn ông thời thượng của ngày nay thường luôn tự nhớ, mình đang là đẹp trai, đang là có tài, có nhan nhản nhân văn nhân hậu". Đó gần như không phải là lỗi của họ. Xã hội càng văn minh phát triển rực rỡ tiến bộ bao nhiêu thì đàn ông càng thoái bộ bấy nhiêu. Phàm ở đời, kẻ không biết thì không có tội nên bọn họ ắt có lẽ hẳn là đáng thương hơn đáng trách.

Đây là một cuốn tạp văn. Vì là tạp văn nên nó vô chừng và bất chợt kiểu như đàn ông đọc sách, xem bói, coi phong thủy, đi nhậu hay lâu lâu quởn lên ăn chay cúng kiếng gì đó. Đôi khi viết cái gì lại không có ý nghĩa bằng viết như thế nào. Viết làm cho người đọc say mê thích thú, miệng cười toe toét mà thấy nhoi nhói ở tim chắc chỉ có Nguyễn Việt Hà. Đàn ông trong truyện hầu hết đều không có mặt, có thể là do họ bị "mất mặt" hoặc không dám lộ diện nhưng chung quy họ vẫn mang bản chất và vai trò của đàn ông, ấy là làm chồng, làm cha, làm con của một ai đó. Mỗi bài viết phản ánh một phần cuộc sống của đàn ông dưới góc nhìn của người trong cuộc nên không thể tránh khỏi có những lúc tự trào đại loại chẳng hạn: "Thời bao cấp quý nhất là lấy được vợ làm nghề bán gạo hoặc bán thực phẩm, nhưng sang nhất là yêu được một cô bán bia. Hàng bia là nơi quần long tụ hội, quần ngư tranh thực, quần chúng tranh ẩm."

Nói chung sách hay. Viết nhiều sẽ thành rườm lời. Chỉ có một lưu ý nhỏ: chống chỉ định đối với thiếu nữ đang loay hoay lớn và thiếu phụ đẫm đầy đức hạnh.

Cô chủ quán xinh đẹp.

------------------------------



Friday 3 July 2009

Một thoáng Sapa

Tôi đến Sapa vào một ngày mùa Hạ, khi nắng vàng đang rải tung tóe lên khắp thung lũng ruộng bậc thang. Sapa đang vào mùa cấy...

1.


2.

... Và tôi đã bị mê hoặc trước phong cảnh tuyệt vời nơi đây. Cả con người nữa, hiền hòa, chân chất, cần cù...

3.


4.


5.


6.


7.


8.

Một buổi chiều leo lên núi Hàm Rồng, phóng tầm mắt ôm trọn cả thị trấn. Không rộng lớn, náo nhiệt như Đà Lạt, Sapa mang một vẻ trầm tư, vừa cổ kính, vừa hiện đại...

9.


10.

Ngôi nhà thờ ở trung tâm thị trấn gợi cho tôi một nỗi niềm hoài cổ....

11.


12.


13.


14.

Dưới đây là hai khoảng khắc làm tôi thích thú nhất, đứng trên Cổng trời của Hàm Rồng, nhìn về dãy Hoàng Liên Sơn, bất chợt nhớ đến một truyện ngắn của chị Nguyễn Ngọc Tư: " Sầu trên đỉnh Puvan" và tôi đã đặt tên cho bức ảnh số 15 này là "Sầu trên đỉnh Hàm Rồng...."

15.


... Dãy Hoàng Liên Sơm kì vĩ ẩn trong những khối mây trắng chập chùng...
16.
Click vào ảnh để xem cỡ lớn

--------------------
Hình ảnh được chụp bởi quán chủ. Ngày 25 và 26 tháng 05 năm 2009. Camera Model: Canon Ixus 95IS