Sunday, 12 February 2012

CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP



Cách mạng công nghiệp là cuộc cách mạng trong lĩnh vực sản xuất; là sự thay đổi cơ bản các điều kiện kinh tế-xã hội, văn hóa và kỹ thuật, xuất phát từ nước Anh sau đó lan tỏa ra toàn thế giới. Trong thời kỳ này, nền kinh tế giản đơn, quy mô nhỏ, dựa trên lao động chân tay được thay thế bằng công nghiệp và chế tạo máy móc quy mô lớn. Tên gọi "Cách mạng công nghiệp" thường dùng để chỉ giai đoạn thứ nhất của nó diễn ra ở cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19. Giai đoạn hai hay còn gọi là Cách mạng công nghiệp lần thứ hai tiếp tục ngay sau đó từ nửa sau thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20.

Cuộc cách mạng bắt đầu với sự phát triển sản xuất hàng hóa của ngành công nghiệp dệt. Sau đó, với nhu cầu cung cấp máy móc và năng lượng cho công nghiệp dệt, các kỹ thuật gia công sắt thép được cải thiện và than đá sử dụng với khối lượng lớn. Thương mại mở rộng tạo điều kiện cho sự ra đời của kênh đào giao thông và đường sắt Bên cạnh đó, đường giao thông được nâng cấp lớn cho hoạt động giao thương nhộn nhịp. Động cơ hơi nước sử dụng nhiên liệu than và máy móc dẫn động bằng cơ khí đã đưa đến gia tăng năng suất lao động đột biến. Sự phát triển các máy công cụ trong hai thập kỷ đầu của thế kỷ 19 tạo thuận lợi cho lĩnh vực chế tạo máy, phục vụ những ngành sản xuất khác.

Ý kiến về thời gian diễn ra cách mạng công nghiệp lần thứ nhất không thống nhất, nhưng nói chung là ở nửa cuối thế kỷ 18 đến nửa đầu thế kỷ 19. Ảnh hưởng của nó diễn ra ở Tây Âu và Bắc Mỹ trong suốt thế kỷ 19 và sau đó là toàn thế giới. Tác động của cách mạng công nghiệp là vô cùng sâu rộng.

Cách mạng công nghiệp lần thứ hai bắt đầu khoảng 1850, khi các tiến bộ kinh tế và kỹ thuật có được nhờ phát triển tàu hơi nước, đường sắt. Đến cuối thế kỷ 19, động lực của Cách mạng công nghiệp là động cơ đốt trong và máy móc sử dụng điện. Năm 1914, giai đoạn thứ hai này kết thúc.



Thành tựu của Cách mạng công nghiệp

Năm 1733 John Kay đã phát minh ra "thoi bay". Phát minh này đã làm người thợ dệt không phải lao thoi bằng tay và năng suất lao động lại tăng gấp đôi.

Năm 1765 James Hagreaves đã chế được chiếc xa kéo sợi kéo được 8 cọc sợi một lúc. Ông lấy tên con mình là Jenny để đặt cho máy đó.

Năm 1769, Richard Arkrwight đã cải tiến việc kéo sợi không phải bằng tay mà bằng súc vật, sau này còn được kéo bằng sức nước.

Năm 1785, phát minh quan trọng trong ngành dệt là máy dệt vải của linh mục Edmund Cartwright. Máy này đã tăng năng suất dệt lên tới 40 lần.

Phát minh trong ngành dệt cũng tác động sang các ngành khác. Lúc bấy giờ, các nhà máy dệt đều phải đặt gần sông để lợi dụng sức nước chảy, điều đó bất tiện rất nhiều mặt. Năm 1784, James Watt phụ tá thí nghiệm của trường Đại học Glasgow ( Scotland ) đã phát minh ra máy hơi nước. Nhờ phát minh này, nhà máy dệt có thể đặt bất cứ nơi nào. Không những thế phát minh này còn có thể coi là mốc mở đầu quá trình cơ giới hoá.

Ngành luyện kim cũng có những bước tiến lớn. Năm 1784 Henry Cort đã tìm ra cách luyện sắt "puddling". Mặc dù phương pháp của Henry Cort đã luyện được sắt có chất lượng hơn nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về độ bền của máy móc. Năm 1885, Henry Bessemer đã phát minh ra lò cao có khả năng luyện gang lỏng thành thép. Phát minh này đã đáp ứng được về yêu cầu cao về số lượng và chất lượng thép hồi đó.

Cách mạng cũng diễn ra trong ngành giao thông vận tải. Năm 1804, chiếc đầu máy xe lửa đầu tiên chạy bằng hơi nước đã ra đời. Đến năm 1829, vận tốc xe lửa đã lên tới 14 dặm/giờ. Thành công này đã làm bùng nổ hệ thống đường sắt ở châu Âu và châu Mĩ.

Năm 1807, Robert Fulton đã chế ra tàu thuỷ chạy bằng hơi nước thay thế cho những mái chèo hay những cánh buồm.



*Những hệ quả của Cách mạng công nghiệp

Nhiều khu công nghiệp xuất hiện, dân tập trung ra các thành thị ngày một nhiều dẫn tới quá trình đô thị hoá thời cận đại. Nhiều đô thị với dân số trên 1 triệu người dần hình thành.

Giai cấp vô sản cũng ngày càng phát triển về số lượng. Với điều kiện sống cực khổ lúc đó, mỗi ngày lại phải làm việc từ 12 đến 15 giờ nên những cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản đã sớm nổ ra.

Năm 1811 - 1812, ở Anh đã nổ ra phong trào đập phá máy móc. Đó là một biểu hiện đấu tranh bộc phát.

Bãi công là một vũ khí đấu tranh phổ biến của giai cấp vô sản. Nhiều cuộc bãi công cũng đã nổ ra. Ở Anh, 1836 - 1848 còn nổ ra phong trào Hiến chương.

Quyết liệt hơn, ở Pháp, Đức còn nổ ra những cuộc khởi nghĩa. Năm 1831 - 1834 tại Lyon (Pháp) và Sơlêdin (Đức) đã nổ ra những cuộc khởi nghĩa. Những cuộc đấu tranh này chứng tỏ giai cấp vô sản đang trở thành lực lượng chính trị độc lập, đòi hỏi thay đổi sự thống trị của giai cấp tư sản.





Cách mạng công nghiệp lần thứ hai

Cách mạng công nghiệp lần thứ hai (1871-1914) là thuật ngữ được sử dụng bởi một số nhà sử học để miêu tả giai đoạn thứ hai của Cuộc cách mạng công nghiệp. Vì thời kỳ này đi liền với sự nổi lên của các cường quốc công nghiệp khác bên cạnh nước Anh, đó là Đức và Hoa Kỳ



Cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật lần thứ hai của nhân loại (từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1991) là sự kết hợp chặt chẽ cách mạng khoa học và cách mạng kỹ thuật thành một thể thống nhất, tạo ra một sức mạnh tổng hợp thúc đẩy cách mạng khoa học - kỹ thuật cùng phát triển với tốc độ nhanh chóng, quy mô rộng lớn và đạt được những thành tựu kì diệu chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại.

Nguyên nhân :

- Do yêu cầu của cuộc sống con người, cụ thể là yêu của kĩ thuật và của sản xuất, trở thành động lực và nguồn gốc sâu sa dẫn tới cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII, XIX và cuộc cách mạng kĩ thuật khoa học hiện nay. Cụ thể, khi bước sang nền sản xúât hiện đại, do sự bùng nổ về dân số và nhu cầu sinh hoạt của con người ngày càng cao, mặt khác do tài nguyên thiên nhiên đang vơi cạn dần. Vì vậy, những công cụ sản xuất mới có kĩ thuật cao, những nguồn năng lượng mới và những vật liệu mới được đặt ra ngày càng bức thiết đối với cuộc sống con người.

- Do yêu cầu của các cuộc chiến tranh, các bên tham chiến phải đi sâu nghiên cứu khoa học kĩ thuật để cải tiến vũ khí và sáng tạo ra loại vũ khí mới có sức huỷ diệt lớn hơn nhằm giành thắng lợi về mình.

- Những thành tựu về khoa học kĩ thuật cuối thế kĩ XIX đầu thế kỉ XX cũng đã tạo tiền đề và thúc đẩy sự bùng nổ của cuộc cách mạng KHKT lần thứ hai.

- Nhân tố Mỹ: Trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, rất nhiều nhà khoa học hàng đầu thế giới do tránh sự truy bức của chế độ phát xít đã rời các nước châu Âu như Đức, Italia, Ba Lan, Áo... để chạy sang Mỹ. Mỹ trở thành trung tâm khoa học-kĩ thuật hàng đầu thế giới. Với chính sách hợp lý, Mỹ đã khuyến khích và tận dụng được đội ngũ các nhà khoa học hùng hậu này, tạo ra nhiều phát minh trên nhiều lĩnh vực. Nền khoa học tiên tiến của Mỹ có thể coi là đã trở thành nhân tố quan trọng có ý nghĩa thúc đẩy nền khoa học chung trên toàn thế giới.



1- Trước hết trong lĩnh vực khoa học cơ bản, con người đã thu được những thành tựu hết sức to lớn, đánh dấu những bước nhảy vọt chưa từng có trong lịch sử ở các ngành toán học, vật lý học, hóa học, sinh học:

* Toán học : Đã có nhiều phát minh lớn, phát triển thành nhiều ngành riêng biệt, đang ngày càng thâm nhập sâu vào các ngành khoa học khác và tạo thành quá trình "toán học hóa" khoa học, trong các lĩnh vực vật lý học, hóa học, sinh học; kể cả các ngành ngữ học, sử học, kinh tế học...

* Vật lý: Với những phát minh lớn về lý thuyết hạt nhân, sóng điện từ, trường điện từ, hiện tượng phóng xạ..., đã góp phần quan trọng trong việc sản xuất ra những công cụ mới, vật liệu mới, nguồn năng lượng nguyên tử; những phương tiện giao thông vận tải, thông tin liên lạc hết sức hiện đại.

* Hóa học: Có những thành tựu lớn, đang tạo ra một sức mạnh tổng hợp tác động vào kỹ thuật và sản xuất, mở ra những phương pháp hoàn toàn mới để sản xuất ra những "vật liệu hóa học" có nhiều mặt ưu việt hơn so với vật liệu tự nhiên và đặc biệt nó sẽ thay thế vật liệu tự nhiên đang ngày càng vơi cạn dần.

* Sinh học: Đã dẫn đến cuộc "cách mạng xanh" trong nông nghiệp và sự ra đời của "phòng sinh học" và công nghệ sinh học, bao gồm công nghệ sinh hóa, y và dược sinh hóa, công nghệ sinh vật chế biến thực phẩm, công nghệ sinh học chống ô nhiễm và bảo vệ môi trường.



2- các nhà khoa học đã có những phát minh lớn về những công cụ sản xuất mới: máy tính, máy tự động và hệ thống máy tự động, "người máy" (rôbốt), hệ điều khiển tự động.

*Trong thời gian này, một trong những phát minh cốt yếu nhất của việc truyền bá các ý tưởng kỹ thuật là in ấn tang quay dẫn động bằng năng lượng hơi nước, một phát minh từ nhiều thập kỷ trước. Kỹ thuật này được phát triển là kết quả của phát minh máy sản xuất giấy cuộn từ đầu của thế kỷ 19. Cách mạng công nghiệp lần thứ hai cũng chứng kiến xuất hiện của kỹ thuật in Linotype và Monotype. Quy trình làm giấy từ bột gỗ thay thế nguyên liệu là bông và lanh vốn là những nguồn hạn chế. Sự truyền bá kiến thức ở nước Anh, ít nhất, cũng là kết quả của việc xóa bỏ thuế giấy trong thập kỷ 1870 khuyến khích sự phát triển của báo chí và các tạp chí kỹ thuật nhờ làm rẻ chi phí in ấn.

Các sáng chế và các ứng dụng được truyền bá nhiều hơn nữa trong cuộc Cách mạng này (hoặc giai đoạn thứ hai này của Cách mạng Công nghiệp). Trong thời gian này đã thấy sự tăng trưởng của máy công cụ tại Mỹ có khả năng chế tạo các thiết bị chính xác trong các máy khác. Nó cũng là thời gian ra đời sản xuất dây chuyền hàng tiêu dùng

*Động cơ hơi nước đã được phát triển và áp dụng ở Anh trong thế kỷ 18, và được xuất khẩu chậm chạp sang Châu Âu và phần còn lại của thế giới trong thế kỷ 19, cùng với các cách mạng công nghiệp. Trong thực tế cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai, sự phát triển động cơ đốt trong ở một số nước công nghiệp phát triển và trao đổi ý tưởng đã được nhanh hơn nhiều. Một ví dụ, động cơ đốt trong chạy trên khí than đá đầu tiên đã được phát triển do Etienne Lenoir ở Pháp, nơi mà nó đã có một số thành công hạn chế như là một động cơ nhỏ trong công nghiệp nhẹ.

Động cơ đốt trong đã được thử nghiệm là một động lực cho xe ô tô sơ khai ở Pháp trong thập kỷ 1870, nhưng nó không bao giờ được sản xuất với số lượng đáng kể. Chính Gottlieb Daimler của Đức là tạo ra đột phát chỉ vài năm sau bằng việc sử dụng dầu mỏ làm nhiên liệu xe ô tô thay cho khí than. Sau đó, Henry Ford chế tạo hàng loạt ô tô với động cơ đốt trong, tạo nên tác động to lớn với xã hội. Động cơ xăng hai kỳ, ban đầu được phát minh bởi kỹ sư người Anh Joseph Day ở thành phố Bath. Ông chuyển giao phát minh cho các doanh nhân Mỹ và từ đây nó mau chóng trở thành "nguồn năng lượng của người nghèo", dẫn động máy móc nhỏ như xe máy, xuồng có động cơ và máy bơm. Nó cũng là nguồn năng lượng tin cậy của các cơ sở sản xuất nhỏ trước khi điện được phổ biến rộng rãi.



3- tìm ra và sử dụng những nguồn năng lượng mới hết sức phong phú, vô tận: năng lượng nguyên tử, năng lượng nhiệt hạch, năng lượng mặt trời, năng lượng thủy triều, năng lượng gió...



4- sáng chế ra những vật liệu mới thay thế cho nguyên vật liệu tự nhiên đang cạn kiệt dần trong thiên nhiên, quan trọng nhất là chế tạo ra vật liệu tổ hợp (composit) có đặc tính mong muốn, ưu việt hơn vật liệu tự nhiên.



5- cuộc "cách mạng xanh" trong nông nghiệp. Do tác động tổng hợp của các ngành khoa học, đặc biệt là sinh vật học và hóa học, nông nghiệp đang tiến những bước nhảy vọt nhờ cơ khí hóa, điện khí hóa, hóa học hóa, thủy lợi hóa với những biện pháp lai tạo giống, chống sâu bệnh... Nhờ cuộc "cách mạng xanh", con người đã tìm ra phương hướng để có thể khắc phục được nạn đói ăn, thiếu lương thực - thực phẩm kéo dài từ bao thế kỷ.



6- con người đã đạt được những tiến bộ thần kỳ trong các lĩnh vực giao thông vận tải và thông tin liên lạc: máy bay siâu âm khổng lồ, tàu hỏa siêu tốc; hệ thống phát sóng truyền hình qua vệ tinh, máy Fax, điện thọai di động liên lạc toàn cầu...

Ngoài ra, thành tựu chinh phục vũ trụ như tàu vũ trụ, tàu con thoi, con người đặt chân lên mặt trăng...



Đặc điểm của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ hai

- Cách mạng khoa học và kĩ thuật gắn liền với nhau tạo thành cách mạng KH – KT. Nếu trong cuộc cách mạng KH-KT lần thứ nhất khoảng cách từ phát minh khoa học đến việc áp dụng phát minh đó vào kĩ thuật là một khoảng cách thời gian còn khá xa, còn trong cuộc cách mạng KH-KT lần này, từ phát minh đến áp dụng thành tựu vào kĩ thuật dường như không có khoảng cách. Vì vậy cách mạng KH – KT ngày nay mang lịa hiệu quả kinh tế ngày càng cao cho công tác nghiên cứu khoa học…

- Cách mạng KH-KT lần thứ hai diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, khoa học đã tham gia trực tiếp vào sản xuất trở thành nguồn chính cho những tiến bộ kĩ thuật và công nghệ, khoa học thật sự đã thâm nhập vào sản xuất.



Cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật lần thứ hai, có một vị trí và ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển của lịch sử xã hội loài người.

Thứ nhất, đã làm thay đổi một cách cơ bản các nhân tố sản xuất, nhờ đó, con người tạo ra những lực lượng sản xuất và khối lượng hàng hóa đồ sộ, đã nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của con người.

Thứ hai, đưa loài người chuyển sang một nền văn minh mới: "văn minh hậu công nghiệp" ("văn minh trí tuệ"), con người có thể phát triển hơn nữa sự sáng tạo trong lao động, tiến lên làm chủ thiên nhiên, làm chủ cuộc sống.

Thứ ba, làm cho sự giao lưu kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật ngày càng quốc tế hóa cao, thế giới đã trở thành một cộng đồng hình thành một thị trường toàn thế giới, làm cho tất cả các vấn đề đều mang tính quốc tế. Sự hợp tác giữa các quốc gia ngày càng cao

Thứ tư, Cho phép con người thực hiện những bước nhảy vọt chưa từng thấy về sản xuất và năng suất lao động, làm thay đổi cơ cấu dân cư lao động, tỉ lệ dân lao động trong nông nghiệp và công nghiệp giảm dần còn ở dịch vụ ngày càng tăng, nhất là ở các nước phát triển

Tiêu cực:

-chế tạo những vũ khí nguy hiểm có sức tàn phá, hủy diệt sự sống

-ô nhiễm môi trường

-tai nạn lao động, tai nạn giao thông tăng, nhiều dịch bệnh mới

-đe dọa về đạo đức xã hội và anh ninh đối với con người

No comments:

Post a Comment