Tuesday 3 April 2012

THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM

LỜI NÓI ĐẦU
T
rong  bốicảnh đầy biến động của nền kinh tế thị trường,thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, hoạt động nơi các thị trường  nổi lên với nhiều vấn đề nóng bỏng cùng những bất cập. Nếu như thị trường vàng nổi lên với cơn sốt về giá cả thì thị trường lao động là những biến động không ngừng của cán cân cung cầu nhân lực. Sự thay đổi này đã tác động không nhỏ tới các loại thị trường khác cũng như sự phát triển của nền kinh tế ở mỗi quốc gia.
Thị trường lao động là một lĩnh vực đặc biệt trong quá trình quản lý vì nó liên quan đến con người.Mà con người lại được coi là nguồn lựcvừa được coi là nền tảng căn bản nhất cho mọi sự phát triển. Vì vậy, hiện naytrong  quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước thì vấn đề quản lý  và phát triển nguồn lao động mang một ý nghĩa rất lớn . Và sự quản lý của nhà nước đóng vai trò ngày càng to lớn trong việc đảm bảo về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu của xã hội về lao động.
Quản lý nhà nước về thị trường lao động là sự điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước để giải quyết tốt các quan hệ lao động. Là cơ sở để duy trì sự ổn định về chính trị xã hội của quốc gia, là điều kiện tiên quyết để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững đất nước ta.
Phát triển thị trường lao động Việt Nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn đầu của thiên niên kỷ là một trong những vấn đề cấp bách nhằm giải phóng mọi tiềm năng lao động, nâng cao hiệu quả sử dụng lao động và thực hiện thành công các mục tiêu lao động việc làm đặt ra trong thời kỳ mới. Đây là một vấn đề phức tạp đòi hỏi Nhà nước phải có những chính sách phù hợp để có thể quản lý tốt, đạt hiệu quả trong điều kiện thực tế như vậy.

          MỤC LỤC
Nội dung
Trang
LỜI NÓI ĐẦU
1
Chương I: Khái quát về thị trường lao động
5
1. Khái niệm thị trường
5
2. Khái niệm thị trường lao động
5
3. Một số khái niệm liên quan
6
4. Phân loại thị trường  lao động
6
5. Đặc trưng của thị trường lao động
7
6. Đánh giá tác động của thị trường lao động đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế.
6.1 Tác động của thị trường tới sự tăng trưởng GDP
6.2 Sự tác động tới việc xóa đói giảm nghèo


9
Chương II. Thực trạng thị trường lao động Việt Nam hiện nay
12
1. Quá trình hình thành thị trường lao động Việt Nam
12
2. Cơ cấu lao động phân theo ngành tại Việt Nam.
13
3. Thực trạng của thị trường lao động ở Việt Nam
3.1 Thực trạng về cung lao động
3.1.1  Xem xét dưới giác độ số lượng
3.1.2  Xem xét cung lao động dưới góc độ chất lượng
3.2. Thực trạng về cầu lao động
3.3. Vấn đề cân đối cung cầu lao động



15
4. Đánh giá về thị trường lao động Việt Nam
4.1 Những mặt đạt được
4.2 Những mặt chưa đạt được                                                                                                

22
5. Kinh nghiệm tổ chức quản lí của thị trường lao động ở một số nước
5.1 Thị trường lao động của một số nước trong khu vực
5.1.1  Singapore
5.1.2  Nhật bản
5.1.3  Hàn quốc
5.2 Bài học kinh nghiệm về tổ chức quản lí thị trường lao động
26
Chương III:
Nguyên nhân, giải pháp và định hướng phát triển thị trường lao động ở Việt Nam

29
A. Nguyên nhân
29
1. Về cung lao động.
29
2. Về cầu lao động.
31
3. Về kết nối cung cầu lao động.
32
4. Về quản lý nhà nước.
33
B. Giải pháp
34
1. Những nguyên tắc chung
34
2. Khuyến nghị giải pháp
34
2.1 Biện pháp tác động đến cung lao động
36
2.1.1. Sử dụng tổng hợp các yếu tố và các công cụ tác động vào dân số nhằm giảm tốc độ gia tăng và dần ổn định về quy mô cơ cấu dân số.
36
2.1.2 Phát triển con người, phát triển nguồn nhân lực
37
2.2 Biện pháp phát triển cầu
2.2.1  Phát triển toàn diện khu vực nông thôn
2.2.2  Khai thác tiềm năng kinh tế tư nhân và các yếu tố tăng việc làm tự thân
2.2.3  Mở rộng các ngành sản xuất quy mô nhỏ, lựa chọn các cộng nghệ sản xuất phù hợp sử dụng nhiều lao động.
2.1.4 Cải cách tiền lương và tiền công


39
C. Định hướng phát triển thị trường lao động
40
KẾT LUẬN
48
TÀI LIỆU THAM KHẢO
49



CHƯƠNG I:
KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
1.     Khái niệm thị trường
Theo Adam Smith: “ Thị trường là không gian trao đổi, trong đó người mua và người bán gặp nhau thỏa thuận trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ nào đó”.
Theo David Begg: “ Thị trường là tập hợp những thỏa thuận, trong đó người mua và người bán trao đổi với nhau loại hàng hóa, dịch vụ nào đó”.

2.     Khái niệm thị trường lao động
Theo Leo Maglen ( ADB) : “ Thị trường lao động là một hệ thống trao đổi giữa người có việc làm hoặc người đang tìm việc làm ( cung lao động)  với những người đang sử dụng lao động hoặc đang tìm kiếm lao động để sử dụng ( cầu lao động)”.
Theo ILO : “ Thị trường lao động là thị trường trong đó các dịch vụ lao động được mua bán thông qua một quá trình thỏa thuận để xác định mức độ có việc làm của lao động, cũng như mức độ tiền công”.
Theo “ Đại Từ điển kinh tế thị trường” (1988): “ Thị trường lao động là nơi mua bán sức lao động diễn ra giữa người lao động ( cung lao động) và người sử dụng lao động  ( cầu lao động)”.
Từ các định nghĩa trên kết hợp với thực tiễn ở Việt Nam ta có thể nêu lên một định nghĩa khái quát về thị trường lao động như sau: “ Thị trường lao động là nơi mà người có nhu cầu tìm việc làm và người có nhu cầu sử dụng lao động trao đổi với nhau, mua bán các dịch vụ lao động thông qua các hình thức xác định giá cả (tiền công, tiền lương) và các điều kiện thỏa thuận khác ( thời gian làm việc, điều kiện lao động, bảo hiểm xã hội…) trên cơ sở một hợp đồng lao động bằng văn bản hoặc bằng miệng hoặc thông qua các dạng hợp đồng hay thỏa thuận khác.

3.     Một số khái niệm liên quan
Cung lao động là tổng số lượng lao động đang tham gia và sẵn sang tham gia vào thị trường lao động ở những thời điểm nhất định( thời điểm xem xét).
Cung lao động gồm hai loại hình đó là cung thực tế về lao động và cung tiềm năng về lao động.
Cung thực tế về lao động bao gồm những người lao động đang làm việc cộng với những người thất nghiệp.
Cung tiềm năng về lao động chỉ những khả năng tiềm tang về nguồn nhân lực của một thị trường lao động và bao gồm những thành phần chủ yếu như: Những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng đang đi học. Những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng đang làm công việc nội trong gia đình mình. Những người trong độ tuổi lao động đang đi nghĩa vụ quân sự. Và những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nằm trong các tình trạng khác.
Cầu về lao động là nhu cầu về sức lao động của một nền kinh tế( hoặc một ngành, địa phương, doanh nghiệp…) ở một thời kỳ nhất định, bao gồm cả mặt số lượng, chất lượng, cơ cấu và thường được xác định thông qua chỉ tiêu việc làm.

4.     Phân loại thị trường lao động
           Có rất nhiều cách để phân loại thị trường lao động. chẳng hạn như:
Thị trường lao động xét từ góc độ pháp lý bao gồm thị trường lao động hợp pháp và thị trường lao động bất hợp pháp.
Xét từ góc độ quản lý, thị trường lao động gồm 2 loại đó là thị trường lao động đặc thù và thị trường lao động tự do.
Về mức độ, tính chất của thị trường lao động thì thị trường lao động cũng gồm 2 hình thức  là: thị trường lao động chính thức và thị trường lao động phi chính thức.
Thị trường lao động từ góc độ địa lý gồm: Thị trường lao động địa phương, thị trường lao động thành thị, thị trường lao động nông thôn, thị trường lao động quốc gia, thị trường lao động quốc tế.
Thị trường lao động từ góc độ kỹ năng gồm có: thị trường lao động giản đơn, thị trường lao động chuyên môn – kỹ thuật, thị trường lao động chất xám.
Thị trường lao động theo mức độ phát triển chia thành 4 loại: Thị trường lao động cạnh tranh hoàn hảo, thị trường lao động độc quyền mua, thị trường lao động độc quyền bán, thị trường lao động song phương.

5. Đặc trưng của thị trường lao động      
Các đặc trưng phân biệt thị trường lao động với thị trường khác, chủ yếu dựa vào tính chất đặc biệt của hàng hóa sức lao động. Trong các nước dù thể chế chính trị xã hội và trình độ phát triển có khác nhau, nếu nền kinh tế vận hành theo thị trường thì thị trường lao động vẫn có những đặc trưng cơ bản sau đây:
Một là, lao động không thể tách rời khỏi người cung cấp (người lao động). Đối với các hàng hóa thông thường mối quan hệ giữa người bán, người mua sẽ kết thúc khi thỏa thuận xong việc mua bán, và quyền của người bán đối với hàng hóa của mình chấm dứt sau khi được thanh toán sòng phẳng nhưng đối với hàng hóa sức lao động, thì người làm thuê không hoàn toàn tách biệt với sức lao động của mình, mà người làm thuê còn phải tham gia tích cực và chủ động vào quá trình khai thác và sử dụng sức lao động của mình, để tạo ra sản phẩm hàng hóa – dịch vụ với số lượng và chất lượng ngày càng tốt hơn. Đây là nét đặc trưng cơ bản khác  với các thị trường khác của kinh tế thị trường.
Hai là, do người lao động (người làm thuê) vẫn giữ quyền kiểm soát số lượng và chất lượng sức lao động, cho nên mối quan hệ lao động là mối quan hệ lâu dài. Việc duy trì, phát triển các mối quan hệ lao động là rất cần thiết, nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả của quá trình lao động. Người sử dụng lao động  phải xây dựng một cơ chế đãi ngộ, kích thích, tạo động lực đối với người lao động một cách phù hợp góp phần duy trì và phát triển, thúc đẩy mối quan hệ trong quá trình lao động ngày càng phát triển.
Ba là, chất lượng lao động của người lao động không đồng nhất. Chất lượng lao động ở mỗi người lao động khác nhau về giới tính, tuổi tác, thể lực, trí thông minh, về trình độ chuyên môn kinh nghiệm, khả năng khéo léo, khả năng ứng xử….mỗi người lao động là tổng hợp các năng lực bẩm sinh và sức lao động tự có cộng với khả năng tiếp thu được qua giáo dục và đào tạo. Vì vậy việc đánh giá chất lượng lao động của người lao động trong quá trinh tuyển dụng. trả công phù hợp gặp nhiều khó khăn và phức tạp.
Bốn là, lao động vừa là đầu vào của quá trình sản xuất vừa là yếu tố quyết định số lượng và chất lượng của sản phẩm đầu ra. Vì vậy các chính sách về tuyển dụng, tiền lương, bảo hiểm…vừa ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh vừa ảnh hưởng tới các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô như giá cả, việc làm.
Năm là, thị trường lao động luôn có giới hạn về địa lí vùng về chuyên môn theo ngành , nghề. Vì vậy phải nghiên cứu sự dịch chuyển và sự liên kết giữa các thị trường với  nhau.
Sáu là, bất kể thị trường lao động nào dù hoàn hảo hay không đều chịu sự tác động của pháp luật. Các thể chế quy chế được luật hóa và các quy định không thành văn bản có tác động đến hành vi và điều kiện của hai chủ thể người lao động và người sử dụng lao động trong quá trình thỏa thuận các điều kiện dịch và giá cả của dịch vụ lao động.




6. Đánh giá tác động của thị trườnglao động đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế.
6.1. Tác động của thị trườnglao động tới tăng trưởng GDP
          Thị trường lao động là sự tổng hòa của mối quan hệ giữa cung lao động và cầu lao động. Mà thành phẩm của mối quan hệ  đó lại chính là mọi của cải vật chất của xã hội. Những giá trị ấy được kết tụ từ sức lao động của con người thông qua thị trường lao động. Hay nói cách khác thìtất cả các vật chất và tinh thần của xã hội đều do con người tạo ra, trong đó lao động là một bộ phận cực kỳ quan trọng đóng vai trò trực tiếp sản xuất ra các của cải đó. Trong một xã hội dù lạc hậu hay hiện đại đến đâu cũng phải cần đến vai trò của nguồn lao động để vận hành máy móc, thiết bị hoặc dung đến lao động để trực tiếp sản xuất. Mọi thứ không thể biến thành hàng hóa hay của cải khi không có sự đóng góp của lao động.
          Các nhà kinh tế từ cổ điển đến hiện đại đều nói rằng lao động là một trong những yếu tố sản xuất. Theo David ricardo yếu tố cơ bản của tăng trưởng kinh tế là đất đai, lao động và vốn. Theo Mark, có 4 yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế là đất đai, lao động, vốn và tiến độ kỹ thuật. Trong đó ông cho rằng lao động là yếu tố quyết định nhất tới tăng trưởng kinh tế và muốn có tăng trưởng cao thì phải nâng cao trình độ sử dụng lao động. Hay thị trường lao động phải đảm bảo được sự ổn định tương đối trong quá trình vận hành của mình.
          Đối với tăng trưởng kinh tế, thị trường lao động được đánh già là một trong những thị trường năng động nhất, nhạy bén nhất, là động lực mạnh mẽ và căn bản nhất tạo ra sự tăng trưởng kinh tế, tạo ra những công nghệ tiên tiến, có khả năng quyết định sự phát triển nhất của đất nước.
          Ngày nay do trình độ của lao động được cải thiện, số người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật ngày càng cao, có them nhiều trường đào tạo nghề, trình độ quản lý của các cán bộ khoa học đã dần được đảm bảo vì vậy chất lượng lao động đã có bước chuyển biến rõ rệt về nhiều mặt. Từ đó đã đem lại hiệu quả và tốc độ tăng trưởng kinh tế đáng kể.
          Xét từ góc độ đóng góp của lao động năm 2010 trong điều kiện kinh tế toàn cầu hậu khủng hoảng phục hồi chậm, nhưng kinh tế Việt Nam đã sớm ra khỏi tình trạng suy giảm, từng bước phục hồi và tăng trưởng khá nhanh. GDP quý I tăng 5,84%; quý II tăng 6,44%; quý III tăng 7,18% và quý IV tăng 7,34% . Tính chung cả năm, GDP tăng 6,78%, cao hơn chỉ tiêu Quốc hội đề ra (6,5%), vẫn thuộc nhóm có mức tăng trưởng khá cao trong khu vực và trên thế giới, trong đó, tất cả các ngành, lĩnh vực đều đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn so với năm trước. Trong 6,78% tăng chung của nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,78%, đóng góp 0,47 điểm phần trăm; công nghiệp xây dựng tăng 7,7%, đóng góp 3,20 điểm phần trăm; dịch vụ tăng 7,52%, đóng góp 3,11 điểm phần trăm. Với kết quả này, GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt khoảng 1160 USD.
          Như vậy vai trò của thị trường lao động với tăng trưởng kinh tế được xem xét qua các chỉ tiêu về số lượng lao động, trình độ chuên môn, sức khỏe người lao động và kết hợp giữa người lao động với các yếu tố đầu vào khác. Ở các nước đang phát triển, mức tiền công của người lao động là thấp do đó những mức này lao động chưa phải là động lực mạnh cho sự phát triển. Để nâng cao vai trò của người lao động trong quá trình phát triển kinh tế cần thiết có các chính sách nhằm giảm bớt lượng cung lao động.
6.2  Sự tác động tới việc xóa đói giảm nghèo
          Sự diễn biến phức tạp và không ổn định của thị trường lao động là nguên nhân căn bản dẫn đến tình trạng đói nghèo thông qua vấn nạn thất nghiệp. Trong những năm gần đây ở nước ta cùng với quá rình đổi mới kinh tế xã hội, giải quyết việc làm được thực hiện trong một chương trình quốc gia, chính sách đầu tư phát triển, mở rộng sản xuất, dịch vụ, đa dạng hóa nhiều ngành nghề nhằm tạo them công ăn việc làm. Do bình quân mỗi năm nước ta có them 1 triệu lao động mà số lượng lao động được thu hút vào làm việc trong 10 năm qua(2000-2010) là rất ít. Số lượng thất nghiệp còn lớn. Theo Tổng cục Thống kê ngày 31/12/2010 cho biết tỷ lệ thất nghiệp của nước ta năm 2010 trong độ tuổi lao động là trên 2,8%. Trong đó tình trạng không có việc làm ở khu vực thành thị là 4,43% và nông thôn là 2,27%.
          Xóa đói giảm nghèo là vấn đề bức thiết cần giải quyết và nó nhận được sự quan tâm của các ngành, các cấp, được thực hiện rộng khắp, là phong trào sâu rộng trong quần chúng. Chính sự gia tăng nhanh của dân số đã đẫn đén tình trạng “thừa lượng, thiếu chất” trong thị trường lao động. Từ đó gây khó khăn cho vấn đề giải quyết việc làm và là nguyên nhân gây ra sự đói nghèo, làm giảm sự phát triển và tiến bộ của đất nước.


Chương II:
THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM HIỆN NAY
1. Quá trình hình thành thị trường lao động ở Việt Nam

Thị trường lao động là một trong năm loại thị trường cơ bản của nền kinh tế. Thị trường( cùng với thị trường hàng hóa và dịch vụ, thị trường khoa học và công nghệ, thị trường vốn và thị trường bất động sản). Trong thị trường lao động, sức lao động được coi là hàng hóa đặc biệt. Quan điểm kinh điển cho rằng sức lao động trở thành hàng hóa khi nó tách rời tư liệu sản xuất, hình thành quan hệ mua bán, trong đó người chủ tư liệu sản xuất là người mua sử dụng sức lao động và người có sức lao động là người bán, người lao động. Mức độ phát triển của thị trường lao động phụ thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, phương thức tổ chức sản xuất và các yếu tố tự nhiên, xã hội khác.
Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung ở các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu trước kia nhà nước quản lí mọi mặt mọi vấn đề trong đó có lĩnh vực lao động. người lao động được tuyển dụng theo chế độ biên chế, cơ chế quản lí lao động như quy định về giờ làm việc, chế độ nghỉ, tiêu chuẩn, định mức lao động, tiền lường thống nhất …Sau những năm tồn tại cơ chế đã bộc lộ nhiều vấn đề bất cập. Đây là một trong những nguyên nhân căn bản dẫn tới sự thay đổi thể chế ở các nước Đông Âu. Trong thời kì này, sự tập trung kinh tế vào tay Nhà nước ở Việt Nam chưa cao, phần lớn dân cư sống bằng nông nghiệp nhiều hộ gia đình sống bán tự cung tự cấp, các dịch vụ xã hội phát triển thấp cùng với sự nghiệp đổi mới của Đảng và Nhà nước chúng ta đã chuyển khá nhanh sang kinh tế thị trường và đạt được sự phát triển kinh tế xã hội.
    Trong lĩnh vực lao động, trước sức ép của lao động dôi dư từ khu vực nhà nước,các biện pháp tháo gỡ đã được thực hiện. Các cuộc tranh luận về bóc lột sức lao động, thất nghiệp chỉ tồn tại trong chế độ tư bản chủ nghĩa hay ở nền kinh tế thị trường nói chung đã phải nhường chỗ cho những quyết định tháo gỡ cấp bách,  những động thái trên là cơ sở cho việc hình thành thị trường lao đông ở nước ta mà thời điểm đặc biệt là cuối những năm 80 đã để lại dấu ấn sâu đậm mang tính đột phá bắt nguồn từ  những cải cách khu vực nhà nước. Nhiều chính sách đã được ban hành như quyết định số 111/HĐBT ngày 12/4/1991 của Hội Đồng Bộ Trưởng về mốt số chính sách giảm biên chế, quyết định 176(1989) về sự cần thiết sắp xếp lại xí nghiệp quốc doanh và số công nhân dôi ra, đặc biệt có sự ra đời của luật công ty(1990) và chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần, khu vực ngoài quốc doanh đã tăng trưởng tương đối nhanh và đã thu hút được nhiều lao động hơn.
Suy cho cùng các vấn đề của những năm đầu chuyển đổi bắt nguồn từ những cải cách khu vực nhà nước đã được xử lí một cách hữu hiệu.tuy nhiên vẫn còn nhiều việc phải làm để tạo ra một thị trường lao động ngày càng hoàn thiện mà nhà nước có thể chủ động điều tiết theo các quy luật khách quan.
2. Cơ cấu lao động phân theo ngành tại Việt Nam.
Việt Nam là một quốc gia có qui mô dân số trong độ tuổi lao động lớn và tăng nhanh ( bình quân mỗi năm tăng khoảng 1,16 triệu người ) tạo mức cung dồi dào về nguồn lao động. Theo kết quả điều tra của Tổng cục thống kê, công bố ngày 31/12/2009, Việt Nam đang trong thời kỳ “cơ cấu dân số vàng ” với khoảng 66% dân số trong độ tuổi lao động, cao gấp đôi nhóm dân số trong độ tuổi phụ thuộc. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế nước ta.
Cùng với sự đổi mới của đất nước, trong hơn một thập kỷ qua cơ cấu lao động theo ngành kinh tế có những biến đổi quan trọng, tỷ lệ lao động khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ đã tăng lên rõ rệt trong khi tỷ lệ lao động nông nghiệp giảm dần theo từng năm. Dưới đây là bảng số liệu về cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế trong vài năm gần đây. ( số liệu của Tổng cục thống kê ).



1995

2000

2005

2008
Nông nghiệp
71,2
65,09
57,1
52,62
Công nghiệp - xây dựng
11,4
13,11
18,2
20,83
Dịch vụ
17,4
21,8
24,7
26,55

Sự chuyển dịch cơ cấu giữa các ngành là một xu thế tất yếu của nền kinh tế. Song sự phân bổ nguồn lực lao động trong nội bộ ngành còn chưa đồng đều và bất hợp lý. Tỷ trọng lao động trong ngành nông nghiệp có xu hướng giảm tuy nhiên vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong lao động xã hội nhưng đại đa số tập trung chủ yếu vào ngành trồng trọt, đặc biệt là khu vực sản xuất lương thực, thực phẩm. Tương tự, lao động trong ngành công nghiệp lại tập trung chủ yếu trong ngành công nghiệp chế biến. Sự cân mất bằng này ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển một nền công nghiệp đa dạng và bền vững.


3. Thực trạng của thị trường lao động ở Việt Nam
3.1 Thực trạng về cung lao động
Cung lao động là yếu tố cấu thành của thị trường lao động. Là tổng nguồn sức lao động do người lao động tự nguyện đem ra tham dự vào quá trình tái sản xuất xã hội, tức là tổng số nhân khẩn trong độ tuổi lao động, có năng lực lao động và cả số nhân khẩu không nằm trong độ tuổi lao động, nhưng đã chính thức tham gia vào quá trình tái sản xuất xã hội
Cung lao động được xem xét dưới hai giác độ: giác độ số lượng và giác độ chất lượng
3.1.1  Xem xét dưới giác độ số lượng
Chúng ta có thể thấy các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến cung lao động là quy mô, tốc độ tăng dân số, quy định pháp lý về độ tuổi lao động, tỷ trọng dân cư trong độ tuổi lao động, tỷ lệ tham gia vào lực lượng lao động, tỷ lệ tham gia của lực lượng lao động vào thị trường lao động.
Trước hết, tìm hiểu về dân số và tương quan giữa lực lượng lao động với dân số. Theo thống kê của Bộ LĐTBXH lực lượng lao động cả nước năm 2008 có 48,34 triệu người chiếm 70% dân số. Dự kiến dân số trong độ tuổi lao động đến năm 2014 sẽ là 62,14 triệu người. Mức tăng trung bình trên năm của  dân cư trong độ tuổi lao động ở nước ta là 2,6%, trong khi đó ở Hàn Quốc là 2,3%, ở Trung Quốc là 1,5%. Những số liệu trên chứng tỏ quy mô cung lao động ở nước ta hiện tại và những năm sắp tới vẫn sẽ lớn.
So sánh với kết quả điểu tra năm 1999, tỉ lệ dân số dưới 15 tuổi giảm từ 33% năm 1999 xuống còn 25% năm 2009. Trong khi đó tỉ trọng dân số của nhóm tuổi 15-59 tăng từ 58% năm 1999 lên 66%. Còn nhóm dân số từ 60 tuổi trở lên tăng từ 8% lên 9% tương ứng trong hai cuộc tổng điều tra. Tính đến ngày 1/4/2009 cả nước có 43,8 triệu người trong độ tuổi lao động chiếm 51,1% dân số.
Một trong những đặc điểm khác của cung lao động cần được quan tâm là sự phân bố lao động giữa khu vực thành thị và nông thôn. Hiện nay, sự phân bố lao động giữa thành thị và nông thôn có những sự khác biệt đáng kể. Trình độ phát triển và mức sống của dân cư có ảnh hưởng lớn đến thị trường lao động. Cho đến nay phần lớn lao động vân tập trung ở khu vực nông thôn chiếm 73,5% lực lượng lao động cả nước, còn lại 26,5% lực lượng lao động tập trung ở khu vực thành thị. Tỷ lệ làm việc trong các ngành nông lâm ngư nghiệp là 47,7%, công nghiệp – xây dựng là 21% và thương mại – dịch vụ là 30,8%. Tuy nhiên con số này đang dần thay đổi, cùng với những chính sách của nhà nước thì tỷ lệ lao động trong khu vực I đang có xu hướng giảm dần và tỷ lệ khu vực II,III ngày càng tăng lên
3.1.2  Xem xét cung lao động dưới góc độ chất lượng
Về trình độ học vấn của người lao động
Năm 2008 tỷ lệ lao động chưa biết chữ là 4%, chưa tốt nghiệp tiểu học là 28,34%, THCS là 32,08% và THPT là 23,56%. Trong đó có sự cách biệt rất lớn về trình độ học vấn giữa thành thị và nông thôn, đặc biệt một số vùng như Tây Bắc, Tây Nguyên còn mộ bộ phận lớn lao động mù chữ và trình độ thấp. Số lao động có trình độ trung học chuyên nghiệp còn quá thiếu so với yêu cầu. Hơn nữa, số này chỉ tập trung ở những thành phố và khu đô thị lớn có nền kinh tế phát triển như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số khu công nghiệp lớn
Lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật trong những năm gần đây đang tăng lên khá mạnh. Năm 2008 lao động đã qua đào tạo nghề đạt khoảng 26%. Tuy nhiên cho đến nay, tuyệt đại bộ phận lao động nước ta là chưa qua đào tạo. Năm 2003 số lượng lao động không có trình độ chuyên môn chiếm 79,1% tổng số lao động cả nước. Ở khu vực nông thôn lao động có trình độ chỉ chiếm 13,3% lực lượng lao động. Đây là một thực trạng chủ yếu đòi hỏi cần có sự điều chỉnh của nhà nước để nâng cao trình độ của người lao động đáp ứng yêu cầu cho quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa dất nước.

Về tình trạng thể lực của lao động Việt Nam
Theo số liệu điều tra về tình trạng thể lực của lao động Việt Nam năm 2000, người lao động Việt Nam có thể lực kém, thể hiện qua các chỉ số về cân nặng, chiều cao trung bình, sức bền. Cụ thể trong khi chiều cao trung bình của người Việt Nam theo nghiên cứu điều tra của viện dinh dưỡng quốc gia và ủy ban dân số gia đình và trẻ em vừa công bố, chiều cao trung bình của người Việt Nam hiện nay: đối với nam là 1m63 (thấp 13cm so với tiêu chuẩn) nữ là 1m53 (thấp 11cm so với chuẩn) và cân nặng trung bình là 53kg. người Nhật có chiều cao trung bình là 1.64m  nặng 53,3kg. Số người không đủ tiêu chuẩn về cân nặng của người Việt Nam chiếm tới 48,7%. Số liệu điều tra năm 2001 cho thấy số người mắc bệnh nghề nghiệp chiếm tới 54,4%. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn tới khả năng tham gia vào thị trường lao động.
Về kỷ luật lao động
Nhìn chung đại bộ phận người lao động nước ta hiện nay chưa được đào tạo về kỷ luật lao động. Phần lớn trong số họ là lao động xuất thân từ nông nghiệp nông thôn nên mang nặng tác phong sản xuất của một nền nông nghiệp tiểu nông là tùy tiện về giờ giấc và hành vi. Người lao động chưa được trang bị kiến thức và khả năng làm việc theo nhóm, không có khả năng hợp tác và gánh chịu rủi ro, ngại phát huy sáng kiến và chia sẻ kinh nghiệm làm việc theo nhóm. Nhiều nhà quản lý nước ngoài đã nhận xét “ lao động Việt Nam làm việc rất tốt khi họ tự mình giải quyết công việc. Nhưng nếu đặt họ trong một nhóm thì hiệu quả kém đi rất nhiều. Do không được giáo dục về kỷ luật lao động nên nhiều vụ đình công hoặc mâu thuẫn chủ thợ tại các xí nghiệp liên doanh, có vốn đầu tư nước ngoài có nguồn gốc ban đầu từ việc vi phạm kỷ luật lao động, từ ý thức kém của bộ phận lao động
Như vậy có thể tổng kết lại rằng, chất lượng của lực lượng lao động Việt Nam vẫn còn tương đối kém so với các nước trong khu vực cũng như trên thé giới. Và để có thể đảm bảo rằng thị trường lao động “cung” ra một số lượng lao động có chất lượng đòi hỏi cần phải có nhiều hơn nữa các giải pháp chính sách khác nhau nhằm nâng cao chất lượng lao động.
3.2. Thực trạng về cầu lao động
Cầu lao động được hiểu là nhu cầu về số lao động của một quốc gia, một địa phương, một ngành trong một doanh nghiệp trong một khoảng thời gian xác định thể hiện qua khả năng thuê mướn lao động trên thị trường lao động.
Ở nước ta vốn là một nước nông nghiệp, có dân số với tốc độ tăng còn cao, nguồn lao động dồi dào, năng suất lao động thấp, lượng cung lao động luôn lớn hơn cầu lao động. Bởi vậy trong nền kinh tế luôn duy trì lực lượng lao động dư thừa dưới nhiều hình thức, tình trạng thiếu việc làm phổ biến. Năm 2003, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị là 5,8%, ở nông thôn tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng của lực lượng lao động trong độ tuổi lao động chỉ chiếm 77,7% làm kìm hãm sự phát triển kinh tế. vì vậy cần có các giải pháp làm thế nào để tăng cầu lao động ở nước ta.
Nhu cầu về lao động của nước ta có sự khác biệt rất lớn. Những khu công nghiệp, đô thị lớn có nền kinh tế phát triển thì lượng cầu lao động cũng cao. Vid dụ ở vùng Đông Nam Bộ chiếm 36,89% số doanh ngiệp, 40,48% lao động; Đồng bằng sông Hồng chiếm 27,3% doanh nghiệp, 36,01% lao động. Trong khi đó ở bùng Tây Bắc, Tây Nguyên số doanh nghiệp lai rất ít chiếm từ 1 – 3 %. Như vậy cầu lao động tỷ lệ thuận với sự phát triển kinh tế. Bởi khi kinh tế phát triển, năng suất lao động được nâng lên, đòi hỏi phải mở rộng quy mô của các doanh nghiệp dẫn tới lượng cầu về lao động cũng tăng theo và ngược lại.
Cầu thực tế về lao động ở nước ta cho đến nay chỉ được xem xét giới hạn trong tổng số chỗ làm việc mới được tạo ra hàng năm. Theo số lượng của bộ Lao động Thương binh và Xã hội trong giai đoạn 1991 – 1995 số chỗ làm việc tăng them bình quân hàng năm khoàng 863 ngàn chỗ. Năm 1996 – 2000 bình quân mỗi năm khoảng 1,2 triệu chỗ. Như vậy với sự phát triển kinh tế kéo theo sự phát triển mở rộng quy mô các tổ chức kinh tế làm số việc làm tăng lên đồng thời kéo theo lượng cầu không ngừng tăng nhanh.
Ngày nay cùng với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ khu vực I sang khu vực II và III định hướng phát triển của đất nước “ phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thàn nước công nghiệp”. Theo đó số lượng cầu lao động ở các khu vực cũng khác nhau. Số việc làm ở khu vực I ngày càng giảm dần (618000 người), khu vực II tăng liên tục trong suốt thời kỳ, trung bình mỗi năm tăng 346000 việc làm, khu vực III là 320000 người và cũng ngày càng tăng.
Tuy nhiên phần lớn lao động nước ta vẫn nằm ở khu vực nông thôn. Do diện tích đất canh tác bình quân đầu người thấp, chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp chậm, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ kém phát triển, mức đầu tư cho nông nghiệp còn hạn chế nên tình trạng thiếu việc làm xảy ra trầm trọng
Khu vực kinh tế tư nhân đặc biệt là kinh tế hộ gia đình, các doanh nghiệp vừa và nhỏ nơi có nhiều khả năng tạo việc làm nhưng tiềm năng thu hút thêm lao động ở khu vực này cũng đang gặp nhiều khó khăn. Đối với khu vực nhà nước tạo việc làm cũng là một thách thức không nhỏ. Nhiệm vụ yêu cầu của cải cách bộ máy quản lý và thủ tục hành chính đòi hỏi phải tinh giản biên chế, sắp xếp lại số lượng biên chế hiện có, hạn chế nhận thêm lao động mới. Các khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tuy có tốc độ tăng trưởng trung bình hằng năm khá cao ( khoảng 17%) nhưng khả năng thu hút lao động lại không nhiều.
Nói như vậy để thấy rằng, vấn đề việc làm đang đặt ra nhiều thách thức đối với lực lượng lao động nước ta. Khi mà lượng cung và lượng cầu không có sự cân đối đòi hỏi nhà nước phải đề ra các biện pháp, chính sách can thiệp kịp thời giải quyết vấn đề này của đất nước.
3.3. Vấnđề cân đối cung cầu lao động
          Theo ông Trần Anh Tuấn – PGĐ thường trực trung tâm dự báo nhu cầu và thông tin thị trương lao động thành phố Hồ Chí Minh, thị trường lao động nước ta có sự chênh lệch lớn về cung – cầu. ngành tài chính – kế toán là ngành nghề có số lượng người tìm việc làm luôn vượt nhu cầu tuyển trên 30%. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp vẫn” khát” nhân sự có kinh nghiệm và chuyên môn giỏi ở ngành này. Ngành dệt may da giày hiện nay vẫn thu hút lao động phổ thông nhiều nhất và thường xuyên có sự biến động. năm 2011 các doanh nghiệp dệt may da giày cần trên 50000 lao động nhưng nguồn cung nhân lực chỉ đáp ứng khoảng trên 70% ngành cơ khí tại thành phố HCM cần trên 10000 lao động trong đó 30% nhân lực có trình độ cao. Tuy nhiên khả năng cung ứng nguồn lao động không đủ.
Nhìn một cách tổng thể thị trường lao động Việt Nam vẫn là một thị trường dư thừa lao động và phát triển không đồng đều. Đặc biệt quan hệ cung – cầu giữa các vùng, khu vực, ngành nghề kinh tế đang diễn ra tình trạng mất cân đối nghiêm trọng. Trong hki dư thừa những lao động không có khả năng và thiếu người lao động có kỹ thuật thì hiện nay nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việ tuyển dụng lao động không chỉ là lao động qua đào tạo mà cả lao động phổ thông. Theo báo cáo của Sở Lao động Thương binh và Xã hội các tỉnh thành phố ở Đồng Nai thì hàng năm thiếu hụt khoảng 20.000 lao động trong đó thiếu khoảng 5.000 người lao động đã qua đào tạo và 15.000 lao động phổ thông. Tại thành phố Hồ Chí Minh từ đầu năm 2009 đến nay số lao động mất việc làm là 23.796 người nhưng nhu cầu tuyển dụng lại lên tới 61.527 người. Con số mất việc lám so với nhu cầu lao động trên là một minh chứng cho việc thiếu trình độ, kỹ năng kỹ thuật hay do chính sách thu hút lao động chưa mang lại hiệu quả.
Một bất hợp lý nữa xảy ra là theo như kết quả tổng hợp từ các trung tâm giới thiệu việc làm thì năm 2009 có tới hơn 100 ngàn chỗ việc làm còn trống cần tuyển lao động. Tuy nhiên số người đến đăng ký tuyên dụng chỉ bằng 17% so với nhu cầu của các nhà tuyển dụng và số lao động không đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng vào làm chỉ chiếm khoảng 6% nhu cầu của các nhà tuyển dụng.
Bên cạnh đó nghiên cứu trên các lĩnh vực, hiện cả nước vẫn có trên 80% lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, điều này cho thấy Việt Nam vẫn là một nước kém phát triển và tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn vẫn trần trọng chiếm gần 97% tổng số lao động thiếu việc làm chung. Nhưng trái với sự dư thừa sức lao động ở nông thôn thì ở lĩnh vực công  nghiệp, dịch vụ trung cao cấp lại thiếu lao động trầm trọng.
Câu hỏi đặt ra là tại sao lại có sự bất hợp lý trên, phải chăng nó xuất phát từ chính sách phát triển đào tạo.như tình trạng “ thừa thầy thiếu thợ”. Cụ thể là thị trường cần 9116 lao động sơ cấp nghề nhưng nguồn cung chỉ đáp ứng 852 người, cần 1979 công nhân kỹ thuật lành nghề nhưng cung chỉ có 1282 người. Ngược lại thị trường dư còn khoảng 10632 lao động tốt nghiệp đại học, nguồn cung lại chỉ có đến 16.243 người.
Tình trạng này đã và đang là vấn đề hết sức nan giải đối với nước ta vì nó không chỉ liên quan tới một bộ phận người lao động mà liên quan tới toàn bộ lực lượng lao động, tới sự phát triển của cả đất nước.

4. Đánh giá về thị trường lao động Việt Nam
          Trong xu thế phát triển của thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng thị trường lao động ở nước ta đã có những chuyển biến dần theo hướng tích cực. Để đáp ứng nhu cầu của xã hội vầ lao động và sử dụng lao động thì lực lượng lao động không chỉ tăng về mặt số lượng mà còn được nâng cao về mặt chất lượng. Hay nói cách khác thì các vấn đề về lao động đã dần đi tới sự cân bằng nhất định trong cán cân cung cầu. Đó là nhờ sự tác động có hiệu quả của nhà nước thông qua các chính sách về lao động. Và sự tác động ấy đã đem lại sự thay đổi lớn cho bộ mặt thị trường lao động ở nước ta. Điều đó được thể hiện ở các mặt đã đạt được về lao động. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập cần có bàn tay điều chỉnh của nhà nước  để có một hiệu quả cao nhất trong lao động và sử dụng lao động.
4.1 Những mặt đạt được
          Như trên đã nêu, mỗi năm lao động nước ta vẫn tăng hơn 1 triệu người nhưng trong những năm gần đây lực lượng lao động tuy vẫn tăng nhưng tốc độ đã dần chậm lại, làm giảm sức ép về mặt việc làm cho cả xã hội. Đạt được kết quả đó là do người dân đã có ý thức hơn trong việc thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình. Bên cạnh đó thì những chính sách về dân số đã dần chứng minh hiệu lực và hiệu quả của mình.
          Tiếp đó là trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật của người lao động đã được nâng lên qua các năm. Nhờ những chính sách đào tạo học nghề mang tính chuyên sâu, chuyên môn hóa cao đã tạo điều kiện cho sự chuyển dịch cơ cấu lao động. Là chìa khóa để lao động có thể tiếp thu, thích ứng với khoa học, kỹ thuật và công nghệ tiên tiến. Đây là yếu tố quan trọng để đáp ứng yêu cầu của thời đại công nghệ thông tin như hiện nay.
          Hơn nữa, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế hội nhập và mở cửa với quốc tế cũng tạo điều kiện cho lao động Việt nam tiếp cận khoa học kỹ thuật, công nghệ mới và khoa học quản lý tiên tiến trên thế giới để ứng dụng vào sản xuất kinh doanh trong nước. Không chỉ thế, nhờ chính sách mở cửa mà nước ta đã thu hút được số lượng nguồn đầu tư từ nước ngoài khá lớn. Điều đó đã làm cơ sở xúc tiến nền kinh tế phát triển mạnh mẽ hơn. Kéo theo là có nhiều cơ sở sản xuất được mở ra, thu hút nhiều lao động, góp phần giảm bớt áp lực về việc làm cho xã hội Việt Nam.
          Về nội địa, sự tăng trưởng kinh tế cao đã tạo nhiều việc làm và thu hút thêm từ 1,2-1,3 triệu lao động mỗi năm. Góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Đặc biệt là các loại hình donh nghiệp phát triển mạnh, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư từ nước ngoài(FDI) dần là kênh quan trọng để tăng trưởng knh tế và tạo việc làm chất lượng, thu nhập cao cho người lao động.
          Cùng với đó là sự phát triển đa dạng ở nhiều thành phần kinh tế, nhiều ngành nghề và ở tất cả những địa phương trong cả nước của các doanh nghiệp đã có tác động quyết định làm thay đổi cơ cấu lao động như: giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ. (theo báo cáo 133 của Bộ Lao động thương binh và Xã hội thì  Cơ cấu lao động năm 2008: 47,72% nông- lâm- ngư nghiệp, 21.48% công nghiệp xây dựng, 30.79% thương mại- dịch vụ.)
          Thể chế thị trường lao động đã và đang hoàn thiện, hệ thống chính sách đang được xây dựng tương đối hoàn thiện và đồng bộ. sự ra đời của bộ luật lao động đảm bảo quyền lợi cho người lao động. các hệ thống chính sách có liên quan gồm chính sách tinh giản biên chế giải quyết lao động dôi dư, bảo hiểm thất nghiệp, các chính sách hỗ trợ khác như xóa đói giảm nghèo, khuyến học …
4.2 Những mặt chưa đạt được
Tỷ lệ lao động được đào tạo kỹ thuật, chuyên môn vẫn còn thấp, phần lớn là lao động thủ công. Mặc dù sự nghiệp giáo dục đào tạo đã đạt được nhiều thành tựu to lớn nhưng do nước ta trải qua hai cuộc kháng chiến kéo dài,kinh tế còn chậm phát triển. ngân sách đầu tư cho lĩnh vực còn hạn hẹp trong khi dân số và nguồn nhân lực tăng nhanh, nên một bộ phận lớn lao động không qua đào tạo nghề nghiệp và chuyên môn, chủ yếu là lao động thủ công nghề nghiệp. Theo điều tra, năm 2008 tỷ lệ lao động chưa biết chữ là 4%, chưa tốt nghiệp tiểu học là 28,34%, tỷ lệ lao động qua đào tạo là 37% và qua đào tạo nghề khoảng 26%
Trong bối cảnh hiện nay, khi nước ta đang tiến hành công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, để có thể hội nhập kinh tế quốc tế, đòi hỏi và cần thiết phải có một đội ngũ lao động có trình độ kỹ thuật và chuyên môn ngày càng cao. Hạn chế của nguồn nhân lực nước ta đặt ra cho sự nghiệp giao dục và đào tạo sứ mệnh to lớn. Tuy nhiên đào tạo và đào tạo như thế nào còn là vấn đề nan giải đối với nước ta. Để hình thành được một thị trường lao động có chất lượng tốt cần thiết phải đưa ra các chính sách, biện pháp giải quyết vấ đề trên.
Hạn chế thứ hai của lực lượng lao động Việt Nam đó là cơ cấu lao động còn nhiều bất hợp lý và lạc hậu. Biểu hiện cụ thể là tỷ lệ lao động trong khu vực I chiếm tỷ lệ rất lớn. Ngày nay cùng với sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, mục tiêu của Đảng và nhà nước “ phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp”, cơ cấu lao động nước ta dần được chuyển dịch.Trong đó lao động khu vực I ngày càng giảm xuống, lao động công nghiệp và dịch vụ tăng lên.
Điểm yếu tiếp theo của lực lượng lao động Việt Nam không thể không bàn tới là vấn đề thể lực. Như chúng ta đã biết để có thể tham gia vào thị trường lao động đòi hỏi phải có một thể lực tốt. Bởi thị trường lao động là không gian diễn ra sự mua bán( thuê mướn) hàng hóa đặc biệt là sức lao động. Vì vậy thể lwucj là yếu tố hết sức quan trọng để đánh giá chất lượng lao động. Ở Việt Nam chiều cao trung bình của nam thanh niên là 163,3 cm , nữ là 153 cm. Con số này càng được cải thiện đáng kể cùng với chính sách chăm sóc phát triển sức khỏe cộng đồng song vẫn còn thấp hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Vì vậy việc nâng cao thể lực cho người lao động là một yêu cầu không thể xem nhẹ trong sự phát triển nguồn nhân lực nước ta.
Bên cạnh sự yếu kém về trình độ chuyên môn kỹ thuật, sự bất hợp lý trong việc phân bổ cơ cấu lao động và tình trạng thể lực kém, lực lượng lao động Việt Nam còn thiếu và yếu rất nhiều về các phẩm chất tâm lý xã hội, tác phong nông nghiệp vẫ còn ăn sâu vào tư tưởng người lao động: chậm chạp, lề mề, ý thức kỷ luật kém, tự do, vô tổ chức… Lý giải nguyên nhân của tình trạng trên một phần là do sản phẩm của nền sản xuất tiểu nông, thủ công, lạc hậu, phân tán. Đây là một vấn đề rất quan trọng, đặc biệt trong thời kỳ mà chúng ta tiến hành phát triển kinh tế - xã hội đất nước, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, những vấn đề tâm lý xã hội này là rào cản rất lướn để phát triển đất nước. Bởi không thể có nền kinh tế phát triển nếu lực lượng lao động – nhân tố quyết định không phát triển, không có đủ các phẩm chất cần thiết. Tóm lại, cần thiết phải có những chuyển biến về tâm lý xã hội của lao động Việt Nam. Xây dựng tác phong công nghiệp như khẩn trương, đúng giờ giấc, có ý thức kỷ luật tự giác cao, năng động, sáng tạo, thích ứng với sự thay đổi trong quản lý.
Những  hạn chế của lực lượng lao động Việt Nam là những bất cập đã và đang tồn tại làm kìm hãm sự phát triển của đất nước. Vì vậy có thể hình thành một thị trường lao động mạnh cả về mặt chất lượng và số lượng cần thiết phải đưa ra và tổ chức thực hiện các chính sách nhằm hạn chế, khắc phục những điểm yếu đó của lực lượng lao động.
5. Kinh nghiệm tổ chức quản lí của thị trường lao động ở một số nước
5.1 Thị trường lao động của một số nước trong khu vực
5.1.1  Singapore
Chính phủ Singapore đã tập trung nhiều nỗ lực vào việc thiết lập và mở rộng những trung tâm đào tạo để có thể tiêu chuẩn hóa chất lượng lao động trên phạm vi quốc gia. Đồng thời chính phủ Singapore cũng rất chú trọng tới định hướng nghề nghiệp cụ thể là việc thực hành cho học sinh tại các trường phổ thông và các trường đại học cũng như tại các học viện. Do vậy chính phủ có vai trò quan trọng trong việc hình thành nguồn nhân lực và mục tiêu chính của chính phủ Singapore là thiết lập và theo đuổi chính sách thị trường lao động mang tính chủ động. Do thiếu hụt lao động nên ngoài việc mở rộng việc thuê lao động cao tuổi bằng cách nới rộng độ tuổi về hưu và khuyến khích phụ nữ làm việc ngoài giờ, chính phủ cũng cho phép người nước ngoài tham gia vào thị trường trong nước. xu hướng thuê nhân công nước ngoài bắt đầu tăng từ những năm 90 và hiện khoảng 25% lao động của nước này là lao động nước ngoài.

5.1.2  Nhật bản
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản thiệt hại khoảng 1/4 nhân công, kinh tế quốc gia có sự xáo trộn lớn.Mức sống của người dân giảm sút. Để hình thành thị trường nguồn nhân lực chính phủ đã thúc đẩy đào tạo công cộng và tạo thêm nhiều điều kiện thuận lợi cho đào tạo và giới thiệu một hệ thống yêu cầu các hãng phải có nhiệm vụ đào tạo một số lượng nhất định lao động. Những công ty nào không chấp hành sẽ phải bị phạt. hiện nay, những hãng lớn có trách nhiệm đào tạo khoảng 100 lao động với chi phí chiếm khoảng 2% tổng lương chi trả cho lao động trong toàn công ty. Điều này có nghĩa là chính phủ yêu cầu các hãng phải có trách nhiệm nhất định trong việc đào tạo nguồn nhân lực vàn họ hoàn toàn tự do trong việc này. Như vậy có thể thấy rằng thị trường lao động Nhật Bản chịu tác động và bị chi phối nhiều bởi các tập đoàn trong nước. Khi kinh tế tăng trưởng quá nhanh và công nghiệp hóa hướng vào xuất khẩu dẫn tới thị trường lao động bị thiếu hụt. Nhật Bản đã có một mô hình cơ bản được thiết lập bởi mối quan hệ giữa các tập đoàn trong việc tăng mức lương hợp lí.
5.1.3  Hàn quốc
Trong những năm 60 quốc gia này đã trải qua thời kì tăng lương với quy mô lớn: do nhu cầu lao động tăng cao đã dẫn tới tình trạng thiếu hụt lao động, điều này đã dẫn tới việc tăng lương với quy mô lớn. Tăng lương với quy mô lớn đã ảnh hưởng tới năng lực canh tranh hàng xuất khẩu dẫn tới cắt giảm lương ở khu vực công buộc chính phủ phải có hàng loạt các biện pháp đối phó dẫn tới giảm áp lực tăng lương. Trong 10 năm qua chính phủ đã đối phó bằng cách cho phép một số lượng lao động nhất định nước ngoài tham gia vào thị trường lao động và có những biện pháp khuyến khích phụ nữ và người có tuổi tham gia vào lực lượng lao động một cách có hiệu quả. Hàn quốc cũng học hỏi mô hình đào tạo lao động của Nhật Bản.
5.2 Bài học kinh nghiệm về tổ chức quản lí thị trường lao động
          Nhà nước đóng vai trò chủ yếu trong sự hình thành thị trường lao động. đặc biệt đối với nước ta khi mà nền kinh tế còn kém phát triển, hơn nữa là nền kinh tế đang chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường. nước ta sẵn có bộ máy điều hành tập trung tương đối cao đây là một thuận lợi để huy động nguồn lực. tuy nhiên bộ máy còn đặt ra nhiều vấn đề chưa phù hợp để phát triển kinh tế thị trường. và để có thể phát triển thị trường lao động cần thay đổi cách thức quản lí cho phù hợp, xây dựng một cơ chế có khả năng thích ứng cao.
          Nhà nước quản lí thị trường lao động bằng nhiều biện pháp, đặc biệt kết hợp đúng đắn các biện pháp thị trường và các biện pháp hành chính. Bởi vì trong thị trường lao động các biện pháp hành chính luôn bổ xung cho các biện pháp kinh tế, thậm chí có tác dụng tích cực thúc đẩy nhanh sự thay đổi, đặc biệt trong những bối cảnh phức tạp trong khi thực hiện cải cách như ở nước ta hiện nay.
          Những nội dung chính của các giải pháp áp dụng trong cơ chế quản lí thị trường lao động nhằm vào việc hướng nghiệp và đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, sử dụng các đòn bẩy tiền lương, huy động các doanh nghiệp tham gia phát triển thị trường…. các giải pháp này được áp dụng trên cơ sở cân nhắc các yếu tố thị trường lao động trong những thời kì nhất định.



CHƯƠNG III:
NGUYÊN NHÂN, GIẢI PHÁP VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM
A. Nguyên nhân
1. Về cung lao động.
Phân bố dân cư và phân bố lao động không hợp lý: ở các nơi vùng sâu vùng xa, kinh tế xã hội chưa phát triển song tỉ lệ sinh cao tạo nên sự dư thừa lao động gây sức ép lớn về công ăn việc làm. Trong khi đó ở những khu đô thị lớn phát triển về kinh tế xã hội, tập trung nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh thì tỷ lệ sinh thấp, tỷ lệ tham gia lao động ít gây nên sự thiếu hụt lao động.
Chuyển dịch cơ cấu lao động chậm: những năm qua ở nước ta có chiều hướng giảm tỷ trọng lao động trong nông nghiệp và tăng lao động trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại nhưng tốc độ chuyển dịch còn chậm, chưa tương xứng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
 Chất lượng người lao động Việt Nam còn thấp: chất lượng nguồn lao động giữ vai trò quyết định sức nguồn nhân lực bao gồm thê lực, trí lực và tâm lực.
Thể lực người lao động Việt Nam còn yếu: Việt Nam có mức thu nhập thấp, tốc độ tăng dân số cao, trình độ hiểu biết về dinh dưỡng và sức khỏe của nhân dân còn hạn chế ảnh hưởng trực tiếp tới việc nâng cao chất lượng sống. So với thế giới tầm vóc và thể lực người Việt Nam thuộc loại trung bình thấp, tỷ lệ thấp còi cao hơn nhiều nước trong khu vực và thế giới, điều này gây khó khăn trong việc sử dụng, vận hành máy móc hiện đại, hạn chế năng suất lao động. Theo đó năng suất lao động của người Việt Nam khá thấp (thấp hơn Trung Quốc 1,8 lần, Inđônêxia 1,5 lần - Theo nguồn của Viện Khoa học thống kê năm 2006).
Trình độ chuyên môn kỹ thuật còn thấp: tính tại thời điểm 1/7/2010 tổng số lao động đã qua đào tạo của nước ta là 14,7%, số lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật đang làm việc chiếm tỷ lệ lớn 85,3%.
Bên cạnh đó tác phong, kỹ năng lao động còn nhiều bất cập. Do đa số lao động của Việt Nam xuất phát từ nông nghiệp do đó chưa có sự chuyển đổi tác phong nông nghiệp sang công nghiệp, thiếu kỹ năng làm việc nhóm, trách nhiệm công việc, tính kỷ luật chưa cao.Những bất cập trên gây khó khăn trong quá trình làm việc trong các doanh nghiệp.
Tâm lý người lao động: điều kiện kinh tế xã hội phát triển, việc làm đa dạng và phong phú, người lao động có nhiều điều kiện tiếp cận và lựa chọn nên người lao động kén việc, tư tưởng tìm việc làm không đúng.
Hệ thống định hướng nghề nghiệp, đào tạo và đào tạo lại không theo kịp với những đòi hỏi mới của sự phát triển kinh tế xã hội không tương thích với quá trình cải tổ khối lượng và chất lượng chuyên gia đã đào tạo, đặc biệt đối với các ngành kinh tế như dịch vụ, du lịch, sản xuất công nghệ cao theo đó thị trường lao động được hình thành trong bối cảnh bất lợi vì vẫn duy trì tính tự phát đào tạo công nhân lành nghề và chuyên gia cho nền kinh tế quốc dân, lỏng lẻo trong việc ràng buộc khối lượng và nghề nghiệp của người được đào tạo với cấu trúc cầu sức lao động, phối hợp không ăn khớp công việc đào tạo với dịch vụ mô giới việc làm ở khu vực.


2. Về cầu lao động.
Tốc độ tăng GDP mỗi năm từ 6,5% đến 8% đã tạo việc làm cho từ 1,2 đến 1,4 triệu lao động. Tuy nhiên tốc độ tăng GDP nhanh và không đều giữa các ngành nghề kinh tế và không có dự báo sớm  nên việc chuẩn bị chuyển dổi và dịch chuyển lao động gặp nhiều khó khăn gây ra tình trạng dư thừa lao động ở khu vực nông nghiệp, thiếu hụt lao động ở khu vực công nghiệp và dịch vụ.
Hiện nay các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh phát triển nhanh nhưng chủ yếu là qui mô nhỏ và siêu nhỏ nên ít quan tâm đầu tư vào phát triển nguồn lao động.
Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, đặc biệt ở trong các khu công nghiệp, khu chế xuất sử dụng số lượng lớn lao động trẻ tuổi và lao động nhập cư. Đây là một khó khăn dẫn đến mất cân đối cung cầu vì xã hội càng phát triển thì nhu cầu học tập càng nhiều, tuổi tham gia hoạt động kinh tế càng cao, tỷ lệ lao động từ độ tuổi trẻ bước vào lực lượng lao động ngày càng giảm, vì vậy tạo ra sự thiếu hụt lao động trẻ.
Việc áp dụng chính sách tiền lương, thu nhập trong các doanh nghiệp cứng nhắc và chưa phản ánh đúng thực tế của thị trường lao động: tiền lương chưa đảm bảo hợp lý trong một số ngành và khu vực, đặc biệt trong khu vực quốc doanh. Ngoài ra, tiền lương của doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, khu chế xuất trả cho người làm việc giản đơn chủ yếu chỉ cao hơn mức lương tối thiểu mà Chính phủ quy định. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư FDI căn cứ trên mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định chỉ trả lương cho công nhân cao hơn 7% ( Thông tin từ sở LĐTBXH Hải Dương ).
Hệ thống dịch vụ giới thiệu việc làm (như các công ty nghiên cứu tâm lí, giới thiệu tư vấn thông tin …) chỉ mới được hình thành và phân bố chưa rộng khắp cả nước.hệ thống này chưa có một cấu trúc tổ chức thành lập rõ rang, chưa được đảm bảo trang thiết bị vật chất cần thiết và đội ngũ cán bộ không đồng bộ. đặc biệt cho đến nay ở Việt Nam chưa hình thành một hệ thống thông tin về thị trường lao động một cách đầy đủ và đồng bộ được cập nhật theo thời gian và có các dự báo làm cơ sở cho việc nghiên cứu đánh giá các đặc trưng và biến động cung cầu sức lao động. tất cả điều đó không đáp ứng đầy đủ được cầu sức lao động về chỗ làm.
                         
3. Về kết nối cung cầu lao động.
Hình thức giao dịch trên thị trường lao động Việt Nam chủ yếu vẫn là trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động ( chiếm trên 80%  số người tìm được việc làm ), chỉ chiếm 20% là thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, internet, qua sự giới thiệu của bạn bè, người thân. Các Trung tâm giới thiệu việc làm chưa đa dạng về hình thức, còn mang nặng tính bao cấp, chưa thu hút được người lao động và người sử dụng lao động.
Tỷ lệ lao động mù chữ và tái mù chữ còn cao ( 4% năm 2008 ). Trình độ ứng dụng khoa học công nghệ thông tin còn thấp nên việc tiếp cận được các hình thức giao dịch việc làm thông qua báo chí, internet…còn rất hạn chế.
Tuy hệ thống thông tin thị trường lao động đã được hình thành và phát triển song còn mới nên độ phủ chưa rộng, thông tin thị trường chưa đa dạng, chưa thực sự tạo được niềm tin cho người có nhu cầu sử dụng.
Cung cấp thông tin về thị trường lao động cho các nhà đầu tư, các nhà đào tạo, người lao động hiện đang là khâu yếu và thiếu khiến cho các nhà đầu tư và các nhà đào tạo lớn trong và ngoài nước rất khó khăn trong việc lựa chọn ra qyết định đầu tư cũng như điều hành và phát triển sản xuất.
4. Về quản lý nhà nước.
Hầu hết ở nước ta hiện nay việc quản lý lao động được thông qua sổ lao động, sổ bảo hiểm xã hội vì vậy chỉ quản lý được số lao động trong phạm vi các doanh nghệp tổ chức có tham gia đăng ký. Như vậy việc quản lý lực lượng lao động ở các địa phương hầu như không thực hiện được.
Công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức trong nhân dân về chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước trong việc dạy nghề, học nghề và việc làm chưa thực sự phổ biến.
Việc điều tiết quan hệ cung cầu lao động của Nhà nước còn nhiều hạn chế, việc kiểm tra giám sát thị trường lao động chưa chặt chẽ.
Nhà nước quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đô thị chưa đồng bộ, chưa tính đến phát triển nguồn nhân lực của từng tỉnh, từng vùng, kế hoạch hóa hiện đại hóa kéo theo hiện tượng đô thị hóa khá tập trung, không đồng đều giữa các tỉnh, các vùng  và phát triển không đồng bộ gây nên sự chênh lệch giữa các địa phương. Nơi tập trung quá nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất lại là nơi dân số ít, lao động không nhiều trong khi đó một số nơi dân số đông song thiếu việc làm gây dư thừa lao động.


B. Giải pháp      
1. Những nguyên tắc chung
Thực tiễn về những thành tựu và thách thức của quá trình QLNN và phát triển thị trường lao động nước ta cho thấy cần phải có những biện pháp cụ thể và thiết thực để tăng cường QLNN về thị trường lao động. Thị trường lao động là loại hàng hóa đặc biệt nên quản lý và phát triển nó cần tuân thủ những nguyên tắc:
Phải đảm bảo và tạo điều kiện cho quá trình tăng trưởng kinh tế và tính đến công bằng xã hội. Một mặt phải đảm bảo các yếu tố thị trường được phát huy tốt nhất là trong việc phân bổ hợp lý nguồn nhân lực, với tư cách là một yếu tố quan trọng nhất. Song mặt khác cũng phải chú ý tới đảm bảo công bằng xã hội, hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực của kinh tế thị trường đối với người lao động. Các giải pháp đưa ra phải được thực hiện theo hướng tạo điều kiện và cơ hội bình đẳng cho các công dân và các tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia thị trường lao động. Hình thành điều kiện góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.
Dựa trên cơ sở quán triệt một cách đúng đắn và nhất quán các quan điểm, chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước. Phát triển thị trường lao động phải được coi là động lực phát triển kinh tế dựa trên cơ sở kahi thác tiềm năng lao động dồi dòa ở nước ta
Phải dựa trên cơ sở một hệ thống pháp luật đồng bộ trong đó có chú trọng thích đáng tới những trọng tâm trọng điểm cần thiết.
2. Khuyến nghị giải pháp
Thị trường lao động được khẳng định là một trong năm loại thị trường quan trọng cần tăng cường phát triển. Văn kiện đại hội Đảng IX đã nêu rõ: chúng ta cần “ mở rộng thị trường lao động trong nước có sự kiểm tra, giám sát của nhà nước, bảo vệ lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động; đẩy mạnh xuất khẩu lao động có tổ chức, có hiệu quả. Hoàn thiện hệ thống pháp luật và chính sách tạo cơ hội bình đẳng về việc làm cho người lao động, tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích người lao động tự tìm việc làm, nâng cao trình độ đào tạo lại, học nghề mới”.
Việc tăng cường quản lý nhà nước về thị trường lao động cần phải tác động đồng bộ theo những hướng chính sau:
Hoàn thiện môi trường thể chế và chính sách thị trường lao động về luật lao động, tiền lương, cơ chế chính sách dịch vụ việc làm,cơ chế chính sách tuyển dụng lao động vào khu vực kinh tế nhà nước và bộ máy công quyền, chính sách về xuất khẩu lao động…
Hoàn thiện tổ chức, bộ máy quản lý thị trường lao động:
Đối với ngành lao động – Thương binh và Xã hội từ Trung ương đến các địa phương về trình độ tin học và ngoại ngữ và những kiến thức liên quan đến việc quản lý thị trường lao động.
Tiếp tục củng cố mạng lưới và hoàn thiện các trung tâm dịch vụ việc làm nhằm nâng cao vai trò quản lý thị trường lao động ở nước ta.
Hoàn thiện hệ thống thanh tra, kiểm tra, giám sát thị trường lao động bằng cách:
Tăng cường hệ thông luật pháp thanh tra kiểm tra, giám sát thị trường lao động. Hệ thống hóa các văn bản để các thanh tra viên có điều kiện hiểu và cập nhật tất cả các quy định giúp cho họ thực hiện công việc của mình một cách chính xác, các doanh nghiệp có thể truy cập tìm hiểu các quy định về thanh tra thị trường lao động được nhanh và dễ hơn.
Tinh giản bộ máy quản lý và các bộ phận thanh tra thị trường lao động để tránh sự trùng lặp, chồng chéo và phối hợp hoạt động đạt hiệu quả.
Tăng cường quản lý nhà nước và phát triển hệ thống thông tin tư vấn thị trường lao động để phản ánh các trạng thái cug – cầu lao động trên phạm vi quốc gia và vùng. Hình thành các ngân hang việc làm để phục vụ cho các đối tượng có nhu cầu tìm việc  và chuyển đổi việc làm trên thị trường.

Những biện pháp cụ thể
2.1 Biện pháp tác động đến cung lao động
2.1.1. Sử dụng tổng hợp các yếu tố và các công cụ tác động vào dân số nhằm giảm tốc độ gia tăng và dần ổn định về quy mô cơ cấu dân số.
Để giảm bớt sức ép về cung lao động, Nhà nước cần tăng cường chỉ đạo thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình nhằm hạn chế và nâng cao chất lượng cung lao động. Tiếp tục giảm tốc độ gia tăng dân số đồng thời không ngừng nâng cao trình độ dào tạo và sức khỏe nguồn nhân lực. Cụ thể:
Tăng cường công tác quản lý, hoàn thiện hệ thống chính sách chế độ đảm bảo kinh phí và cơ sở vật chất cho hoạt động cần thiết của công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình. Tăng cường nguồn lực để giảm tốc độ gia tăng dân số ở vùng đông dân, có trình độ dân trí thấp. Trong quản lý nhà nước cần tập trung nguồn lực để thực hiện thành công chiến lược phát triển dân số. Ban hành đồng bộ các cơ chế chính sách liên quan tới nơi nhập cư và nơi xuất cư. Đồng thời chú trọng đến các biện pháp chính sách về phát triển các ngánh nghề phi nông nghiệp ở nông thôn; khuyến khích các ngành công nghiệp và dịch vụ ngay tại địa phương; chính sách đất đai; xây dựng các chương trình tín dụng, trợ giá cả và thu nhập cho người nông dân thời kỳ giáp hạt; phi tập trung hóa các khu công nghiệp…
Hoàn thiện các biện pháp chính sách điều tiết vĩ mô thay cho chính sách kiểm soát hành chính
Trong kinh tế thị trường, di dân do tác động của lực hút kinh tế. Trong một thị trường không bị chia cắt, di dân hướng tới sự cân bằng về cung cầu lao động giữa các vùng và do vậy giảm bớt sự chênh lệch về tiền lương, thu nhập giữa các vùng. Tuy nhiên trong thị trường bị chia cắt, di dân tạo ra khu vực thị trường phi chính thức trong các đô thị lớn, tạo sức ép về việc làm và làm trầm trọng them các vấn đề của  đô thị. Vì vậy cần có những biện pháp vĩ mô để kiểm soát được hiện tượng này.
2.1.2 Phát triển con người, phát triển nguồn nhân lực
Tăng cường quản lý và hoàn thiện hệ thống dạy nghề đáp ứng một cách hiệu quả nhất các mục tiêu về đào tạo và nhu cầu của thị trường lao động theo các hướng sau đây:
 Quản lý theo hướng nâng cao chất lượng và định hướng thị trường của hệ thống đào tạo. Nâng cao chất lượng của hệ thống giáo dục ở tất cả các cấp. Xây dựng hệ thống đánh giá đào tạo theo các chuẩn mực của quốc gia. Các tiêu chuẩn sử dụng cần phản ánh chất lượng đầu ra của hệ thống giáo dục đào tạo hơn là các chỉ tiêu đầu vào. Cải cách nội dung và phương pháp đào tạo, tập trung đánh giá các kỹ năng mà người học có thể thu nhận được hơn là các chỉ tiêu định lượng như số lượng. Tiếp tục phát triển mạng lưới thông tin thị trường lao động, nắm bắt nhu cầu đào tạo để làm cầu nối giữa người cung cấp dịch vụ đào tạo và người có nhu cầu đào tạo
Xã hội hóa công tác đào tạo để tăng cường sự phối hợp giữa các thành viên trong xã hội là người học, nhà trường, đơn vị sử dụng lao động.
Xây dựng biện pháp chính sách nâng cao tính linh hoạt, khả năng lien thông của các chương trình đào tạo.Vấn đề trước tiên là cần cải tiến quản lý nhà nước về đào tạo.Cần có sự quản lý nhà nước thống nhất về đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực quốc gia. Tăng cường quản lý xây dựng cơ chế liên kết giữa các cấp, các ngành, các vùng và các bậc đào tạo trong giải quyết các vấn đề phát triển giáo dục nghề nghiệp
 Hoàn thiện chính sách quy hoạch và cơ cấu lại hệ thống đào tạo theo trình độ và cơ cấu ngành nghề, vùng miền với phát triển kinh tế xã hội; tăng quy mô đào tạo một cách hợp lý đối với từng cấp trình độ ở mọi giai đoạn; chuyển mạnh hướng phân luồn học sinh; rà soát và quy hoạch lại hệ thông các trường đào tạo
Tăng cường quản lý công tác đào tạo nghề theo định hướng thị trường. Nhằm tạo ta đội ngũ công nhân lành nghề đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Nhằm phục vụ chương trình xuất khẩu lao động và chiến lược phát triển thị trường lao động; coi xuất khẩu lao động là một trong những công cụ để giảm sức é về lao động, đồng thời tạo cơ hội cho người lao động có được việc làm có năng suất và thu nhập cao.

2.2 Biện pháp phát triển cầu
2.2.1  Phát triển toàn diện khu vực nông thôn
          Khuyến khích các chương trình phát triển khu vực nông thôn tập trung vào việc tạo thu nhập cho dân cư nông thôn tăng số công ăn việc làm, nâng cao đời sống phát triển cơ sở hạ tầng và cung cấp các tiện nghi. Thực hiện các giải pháp này vừa có tác dụng làm giảm cung lao động về lâu dài mặt khác sẽ tăng cầu lao động tại chỗ. Đảng và nhà nước ta đã luôn coi nông nghiệp nông thôn là mặt trận hàng đầu nên nhiều chính sách đã được ban hành, gần đây nhất là nghị quyết hội nghị trung ương V khóa IX về công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
2.1.2  Khai thác tiềm năng kinh tế tư nhân và các yếu tố tăng việc làm tự thân
Để tạo việc làm cần tập trung khai thác các yếu tố cần thiết sau. Thứ nhất, sự ổn định về thể chế kinh tế vĩ mô. Hoạt động kinh tế tư nhân không thế ổn định và phát triển nều thiếu môi trường thể chế ổn định. Hai là, tăng việc làm khu vực tự thân (tự tạo việc làm ) tùy thuộc vào thái độ phân biệt nhà nước và tư nhân, các công ty lớn và nhỏ. Thứ ba, cần nâng cao nhận thức của cán bộ quản lí nhà nước, các cơ quan công quyền, cải cách thủ tục hành chính để tránh các thủ tục phiền hà, tiêu cực gây phiền hà, tham nhũng, hối lộ. Thứ tư, cần huy động mọi nguồn lực đặc biệt về vốn, đào tạo chuyên môn kỹ thuật và nâng cao trình độ văn hóa cho lao động.
2.1.3  Mở rộng các ngành sản xuất quy mô nhỏ, lựa chọn các cộng nghệ sản xuất phù hợp sử dụng nhiều lao động.
          Chiến lược đặt ra là thúc đẩy các ngành công nghiệp nhỏ, tiểu thủ công nghiệp cả ở khu vực truyền thống lẫn hiện đại cả ở nông thôn và thành thị có khả năng tạo việc làm nhiều hơn so với công nghiệp quy mô lớn.
          Ngoài ra cũng cần tập trung phát triển các công nghệ có giá thành thấp, sử dụng nhiều lao động đáp ứng nhu cầu về cơ sở hạ tầng ở nông thôn.
2.1.4 Cải cách tiền lương và tiền công
       Tiền lương, tiền công là động lực phát huy khả năng sáng tạo của người lao động. Những năm gần đây Đảng và nhà nước ta đã có những chính sách cải cách tiền công và tiền lương. Tuy nhiên mức lương của lao động ở nước ta vẫn thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Vì vậy cần thiết phải có những chính sách về tiền lương, tiền công hợp lý để thu hút và đảm bảo cho người lao động về đời sống vật chất và tinh thần.

C. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG

        Đánh giá tổng quan thị trường lao động nước ta thời kỳ 2001-2010 cho thấy: thị trường lao động tiếp tục được phát triển theo hướng hiện đại hóa và định hướng thị trường; khuôn khổ luật pháp, thể chế, chính sách thị trường lao động từng bước được hoàn thiện; các kết quả trên thị trường lao động được cải thiện như chất lượng cung tăng lên, cơ cấu cầu lao động chuyển dịch tích cực, thu nhập, tiền lương được cải thiện, năng suất lao động và tính cạnh tranh của lực lượng lao động tăng lên. 
        Tuy nhiên, với bối cảnh chuyển đổi và hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới thì sự hình thành và phát triển của thị trường lao động Việt Nam vẫn mang đặc điểm của một thị trường còn nhiều yếu kém. Đó là, lao động chủ yếu làm việc trong khu vực nông nghiệp, khu vực phi kết cấu, năng suất thấp, nhiều rủi ro, tình trạng chia sẻ công việc, chia sẻ việc làm còn phổ biến; về cơ bản Việt Nam vẫn là một thị trường dư thừa lao động trong nông nghiệp, nông thôn với chất lượng cung lao động thấp, phân bổ chưa hợp lý và khả năng di chuyển còn bị hạn chế; cầu lao động thấp về số lượng và vẫn còn một tỷ lệ lớn lao động làm việc trong các nghề giản đơn, không đòi hỏi chuyên môn kỹ thụât, khu vực làm công ăn lương phát triển chậm; tuy tỷ lệ thất nghiệp khá thấp, tỷ lệ thiếu việc làm vẫn còn khá nghiêm trọng và 2/3 đến 3/4 số việc làm là không bền vững, nguy cơ có việc làm mà vẫn nghèo cao; hệ thống luật pháp về thị trường lao động chưa đầy đủ; cơ sở hạ tầng của thị trường lao động chưa phát triển đồng bộ dẫn đến khả năng kết nối cung cầu lao động kém; có sự mất cân bằng nghiêm trọng giữa cung và cầu lao động, mặc dù thiếu việc làm chiếm tỷ lệ lớn, nhưng một số ngành nghề, địa phương.. không tuyển được lao động; thiếu chính sách phù hợp để quản lý di chuyển lao động trong nước và quốc tế; chưa thiết lập hệ thống quan hệ lao động hiện đại dựa vào cơ chế đối thoại, thương lượng hiệu quả giữa các đối tác xã hội; hệ thống giáo dục, hướng nghiệp và đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động, đặc biệt là đối với lao động yêu cầu kỹ năng cao; một bộ phận lớn người lao động chưa được bảo vệ trong thị trường; thị trường lao động bị phân mảng, có sự phân cách lớn giữa thành thị-nông thôn, vùng động lực phát triển kinh tế-vùng kém phát triển, lao động không có kỹ năng-có kỹ năng.
       Nguyên nhân chủ yếu của những yếu kém trên là do chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, chức năng và lộ trình phát triển của thị trường lao động; khuôn khổ pháp lý cho phát triển doanh nghiệp và thị trường lao động chậm đổi mới tác động tiêu cực đến môi trường cạnh tranh, phân bổ nguồn nhân lực, thu nhập và chia sẻ rủi ro; các điều kiện để phát triển đồng bộ cung, cầu lao động và gắn kết cung- cầu lao động yếu kém; các thể chế quan hệ lao động và quản trị thị trường lao động còn yếu; huy động và phân bổ nguồn lực tài chính cho phát triển thị trường lao động chưa hợp lý và kém kiệu quả.
       Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày nay, Việt Nam sẽ tiếp tục có các cơ hội và gặp nhiều thách thức đối với sự phát triển thị trường lao động. Quá trình phân công sản xuất trong chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu sẽ kéo theo sự tái phân bố lao động và sự phụ thuộc lẫn nhau của thị trường lao động các quốc gia. Các công ty xuyên quốc gia không chỉ là tác nhân giúp các nước và lãnh thổ kinh tế tham gia sâu hơn vào mạng sản xuất toàn cầu, mà còn có vai trò là người sử dụng lao động đa quốc gia, sẽ đặt ra những tiêu chuẩn lao động mới, thách thức các khuôn khổ tiêu chuẩn và luật pháp lao động quốc gia. Cạnh tranh quốc tế trong phân công lao động sẽ thúc đẩy cạnh tranh và phân công lao động trong nước, năng lực cạnh tranh quốc gia sẽ phụ thuộc vào mức độ thành công của tái cơ cấu kinh tế của Việt Nam (chuyển từ chiến lược dựa vào các ngành sử dụng nhiều vốn, khai thác tài nguyên thô, lao động giá rẻ sang các ngành sản xuất công nghệ cao cho năng suất cao). Trong khi đó, bối cảnh trong nước cũng có nhiều thuận lợi đan xen với những khó khăn mới. Nền kinh tế tiếp tục mở cửa, tạo điều kiện phát huy tốt hơn những thế mạnh trong nước nhưng cần khắc phục những hạn chế kìm hãm nhu cầu nội địa và cho xuất khẩu, các tiêu chuẩn hàng hóa sản xuất và tiêu chuẩn lao động trở thành các ràng buộc cạnh tranh, kinh tế tăng trưởng liên tục với tốc độ cao là điều kiện cơ bản để giải quyết việc làm nhưng yêu cầu phải bền vững, thể chế thị trường lao động tiếp tục cần hoàn thiện để phù hợp với thông lệ quốc tế.
          Để phát triển thị trường lao động đến năm 2020 cần thể hiện rõ quan điểm phát triển, đó là phát triển thị trường lao động phải đáp ứng mục tiêu tăng trưởng bền vững, hỗ trợ tăng trưởng, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế và phát triển con người; trong quá trình phát triển phải bảo đảm thực hiện tốt ba chức năng cơ bản của thị trường lao động: phân bố lao động hợp lý, phân chia và điều tiết thu nhập, phân tán và hạn chế rủi ro nhằm phân phối công bằng hơn những thành quả đạt được của tăng trưởng cho mọi người; cần tôn trọng các qui luật của nền kinh tế thị trường, chú trọng nâng cao vai trò, năng lực của doanh nghiệp và tổ chức công đoàn trên thị trường lao động; đặc biệt cần tăng cường vai trò của Nhà nước trong quản lý vĩ mô nền kinh tế, tạo ra sân chơi bình đẳng thu hút đầu tư, thúc đẩy tính cạnh tranh, xóa bỏ các rào cản, phân biệt trong thị trường và hỗ trợ thị trường lao động phát triển.
         Như vậy, phát triển thị trường lao động đến năm 2020 cần tập trung vào các định hướng sau:
Thứ nhất, tạo lập đồng bộ các yếu tố của thị trường lao động trong nước và trong điều kiện hội nhập quốc tế.
Thứ hai, bảo đảm phân bố lao động đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, phát triển mạnh thị trường lao động chính thức, đặc biệt chú trọng phát triển doanh nghiệp trong các đô thị lớn, các vùng kinh tế trọng điểm, các khu công nghiệp, khu chế xuất, hỗ trợ lao động trong khu vực phi chính thức để giảm sự chia cắt giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng kinh tế, giữa các loại hình doanh nghiệp, giữa các nhóm người lao động kỹ năng và không kỹ năng.
Thứ ba, trong giai đoạn đầu (2011-2015), cần dựa vào chiến lược phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động, hướng về xuất khẩu, phát huy được các lợi thế so sánh và tiềm năng của lực lượng lao động nhưng dần xóa bỏ sự phụ thuộc vào lao động giá rẻ và kỹ năng thấp; giai đoạn sau (2016-2020), tập trung vào nhu cầu nguồn nhân lực cho phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ yêu cầu công nghệ và kỹ năng cao nhằm đạt mức năng suất lao động trung bình trong khu vực.
Thứ tư, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua đẩy mạnh đào tạo kỹ năng, năng lực thực hành, phát triển hệ thống giáo dục, đào tạo đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động trong nước và quốc tế và nhu cầu học tập suốt đời của người dân, chuẩn hóa chất lượng đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế.
Thứ năm, bảo đảm sự tự do lựa chọn việc làm và thúc đẩy dịch chuyển lao động đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng của thị trường lao động và tổ chức cung cấp các dịch vụ công có hiệu quả.
Thứ sáu, tăng cường an sinh xã hội cho người lao động trong khi làm việc và chuyển đổi việc làm.
         Mục tiêu chung của phát triển thị trường lao động đến năm 2020 là đảm bảo có một thị trường hiện đại, hiệu quả, cạnh tranh và công bằng, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển đất nước được nêu trong Chiến lược Phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn 2011-2020. Mục tiêu này cần được triển khai thành các mục tiêu cụ thể, thể hiện rõ các yêu cầu về các mặt cung, cầu, kết nối cũng như an sinh cho người lao động. Một là, nâng cao chất lượng và tăng cường năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực - năm 2020 đạt phổ cập giáo dục trung học đối với thanh niên theo những tiêu chí chung được sử dụng rộng rãi trên thế giới; tỷ lệ lao động qua đào tạo trong tổng số lao động đạt 70%, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề trong tổng số lao động đạt 55%; năng suất lao động tăng 5,5-6%/năm, đạt mức trung bình ASEAN. Hai là, việc làm đầy đủ và bền vững cho người lao động - năm 2020 việc làm nông nghiệp trong tổng số việc làm giảm xuống còn 30%; tỷ lệ lao động làm công ăn lương trong tổng lao động có việc làm đạt 50%; tỷ lệ thất nghiệp thành thị đạt dưới 5%; cả nước đạt dưới 3%; tiền lương tối thiểu đạt 85% mức trung bình ASEAN; mức tiền lương trung bình/tháng/lao động tăng 12-14%/năm. Ba là, gắn kết cung-cầu lao động, phát triển đồng bộ các yếu tố hạ tầng của thị trường lao động - năm 2020 phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động quốc gia đảm bảo nối mạng đến các thành phố/thị trấn lớn của 63 tỉnh/thành phố cả nước; công bố hàng tháng các chỉ tiêu chính của thị trường lao động; 70% học sinh, 50% sinh viên tốt nghiệp các cơ sở đào tạo được hướng nghiệp, tư vấn và dịch vụ việc làm; hệ thống dịch vụ việc làm đảm bảo cung cấp dịch vụ cho 3% lực lượng lao động. Bốn là, hỗ trợ các nhóm yếu thế hòa nhập thị trường lao động và đẩy mạnh an sinh xã hội - năm 2020 có 70% số người lao đông yếu thế trên thị trường lao động được tiếp cận đào tạo nghề và hỗ trợ tìm việc làm; có 28,4 triệu người lao động tham gia bảo hiểm xã hội, chiếm 51,8% tổng số lao động cả nước;  15,7 triệu lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp, chiếm 84,5% số đối tượng bắt buộc; và 100% dân cư tham gia bảo hiểm y tế.
Để đạt các mục tiêu trên thì các giải pháp phát triển thị trường lao động giai đoạn 2011-2020 cần được thiết kế đồng bộ, từ luật pháp, cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển doanh nghiệp đến cung cấp các dịch vụ công và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng như năng lực, trình độ của các chủ thể trên thị trường lao động, đặc biệt là vai trò của Nhà nước trong quản lý, đánh giá, giám sát và  hỗ trợ thúc đẩy phát triển.
Về mặt thể chế, chính sách: cần xây dựng các Luật Việc làm, Luật Tiền lương tối thiểu, Luật Quan hệ lao động, Luật An toàn, vệ sinh lao động, hoàn thiện Luật Bảo hiểm xã hội; xây dựng Luật Bảo hiểm thất nghiệp (tách bảo hiểm thất nghiệp ra khỏi Luật Bảo hiểm xã hội như hiện nay), trong đó mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp, hoàn thiện hệ thống chính sách, bộ máy quản lý đủ mạnh để giải quyết vấn đề việc làm và chống thất nghiệp. Sửa đổi Bộ luật Lao động, Luật Doanh nghiệp, Luật Giáo dục, Luật Dạy nghề, Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Người lao động Việt Nam làm việc theo hợp đồng có thời hạn ở nước ngoài, Luật Bảo hiểm xã hội và các văn bản hướng dẫn... phù hợp với quy luật của thị trường, lợi ích chính đáng và hợp pháp của người lao động và doanh nghiệp. Làm rõ vai trò của Nhà nước, người sử dụng lao động và tổ chức đại diện của họ, người lao động và tổ chức công đoàn và các đối tác khác trên thị trường lao động, hoàn thiện hệ thống thể chế về thỏa ước lao động tập thể cấp ngành, cấp hiệp hội doanh nghiệp; xem xét và phê chuẩn các công ước của Tổ chức Lao động quốc tế liên quan đến thị trường lao động.
Về tăng cường năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực: tiếp tục nâng cao chất lượng chung về giáo dục - đào tạo đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động trong nước, của khu vực và trên thế giới; phát triển mạnh hệ thống dạy nghề đáp ứng nhu cầu phát triển về quy mô và cơ cấu nghề đào tạo cho các ngành kinh tế và phổ cập nghề cho thanh niên, đặc biệt cần có những chính sách đột phá hỗ trợ doanh nghiệp trở thành chủ thể chính trong đào tạo đội ngũ lao động có kỹ năng cao; xây dựng các chính sách nhằm hỗ trợ chuyển đổi từ giai đoạn học tập sang giai đoạn gia nhập thị trường lao động; hỗ trợ di chuyển lao động tạo điều kiện cho lực lượng lao động phân bố hợp lý và hiệu quả.
Về việc làm đầy đủ và bền vững: cần đẩy mạnh giải quyết việc làm thông qua các chương trình phát triển kinh tế - xã hội cụ thể của từng địa phương, từng vùng, miền; cải thiện môi trường cạnh tranh và thúc đẩy phát triển doanh nghiệp; cải thiện khu vực phi chính thức, thúc đẩy sự hội nhập của khu vực này vào chuỗi giá trị gia tăng quốc gia; Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm giai đoạn 2011-2015 cần hướng đến các mục tiêu của “việc làm xanh” và việc làm bền vững; bảo đảm tiền lương, thu nhập thực tế của người lao động; tăng cường cải thiện điều kiện làm việc của người lao động.
Về gắn kết cung- cầu lao động:, cần phát triển hệ thống định hướng nghề nghiệp; phát triển hệ thống dịch vụ việc làm; phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động.
Về hỗ trợ các nhóm yếu thế và đẩy mạnh an sinh xã hội: cần bảo đảm bình đẳng giới; hỗ trợ nhóm yếu thế có việc làm, nâng cao thu nhập và tham gia thị trường lao động; hoàn thiện bảo hiểm thất nghiệp và hỗ trợ người dân tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; đẩy mạnh trợ giúp xã hội.
Về quản trị thị trường lao động: cần nâng cao nhận thức của mọi đối tác xã hội về thị trường lao động, xây dựng quan hệ lao động hài hòa và nâng cao hiệu quả quản lý thị trường lao động.
  

KẾT LUẬN
Nền kinh tế Việt Nam hiện nay là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tốc độ tăng trưởng nhanh của nền kinh tế Việt Nam trong những năm vừa qua thể hiện Việt Nam đã và đang đẩy mạnh phát triển các loại thị trường: Thị trường lao động, thị trường vốn, thị trường khoa học công nghệ… Trong đó, thị trường lao động là một trong những thị trường tác động mạnh nhất đến sự phát triển kinh tế. Bước vào thời kỳ đổi mới, Việt Nam bắt đầu thực hiện khai thác và phân bổ nguồn lực lao động theo nguyên tắc thị trường. Trong xu thế hội nhập khu vực và thế giới, thị trường lao động Việt Nam những năm qua luôn vận động và phát triển mạnh mẽ theo những xu hướng phổ biến ở các nước đang phát triển.
        Vì vậy chính sách giải quyết việc làm và phát triển thị trường lao động không phải công việc của riêng một bộ, một ngành, nó chỉ đem lại hiệu quả khi những chính sách ngân quỹ, chương trình chống lạm phát và hệ thống giáo dục, đào tạo cùng đồng bộ hoạt động có hiệu quả toàn xã hội và từng thành viên của cộng đồng phải cùng tham gia vào giải quyết việc làm. Ở đây bao gồm Nhà nước mà đại diện là các cơ quan chính quyền hành pháp và lập pháp, từng cá nhân có mong muốn được đào tạo nghề nghiệp và chính bản thân người thuê mướn lao động. Quá trình cải cách kinh tế xã hội sẽ không thể thực hiện có hiệu quả nếu thiếu việc soạn thảo những chính sách đồng bộ về lao động và việc thực hiện nó, trên cơ sở thể hiện quyền lợi chính đáng của nhân dân. Tuy nhiên, cùng với việc tăng khối lượng và sự phức tạp những công việc cần giải quyết, tất cả những bất cập giữa hiệu quả lao động và sự đảm bảo việc làm ngày càng trở lên rõ ràng và bức xúc, và cũng là động lực thúc đẩy sự quan tâm tới hiệu quả công việc và những đảm bảo xã hội.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Công bố Tổng điều tra dân số năm 2009

3. Tamnhin.net
5. Thị trường lao động Việt Nam- Thực trạng và các giải pháp phát triển
(PGS.TS Phạm Quý Thọ)



No comments:

Post a Comment