Wednesday, 5 December 2012

Google+ VS Facebook, kịch bản nào cho cuộc chiến mạng xã hội?




Google+, dự án lật đổ đế chế Facebook?

Trong cuộc đua mạng xã hội, dù không phải là kẻ tiên phong, nhưng
Facebook đang là người đi được xa nhất. 750 triệu người dùng toàn cầu, 4
tỉ nội dung được chia sẻ hàng ngày và có lẽ sẽ còn nhiều hơn thế rất
rất nhiều nếu không xảy ra tình trạng truy cập khó khăn tại một số quốc
gia như Trung Quốc và Việt Nam. Trong cuộc đua này, có những đối thủ Facebook
đã tiêu diệt khá gọn gàng như Myspace, Yahoo, Google Wave, Google Buzz,
nhưng cũng có kẻ sống nhờ tìm được đường đi đúng đắn như Twitter hay
Tumblr. Nhưng có vẻ mọi thứ sẽ không còn suôn sẻ khi Google đưa ra vũ
khí mới nhất của mình, Google +.




Google, Be Evil!

Vic Gundotra, trưởng dự án Google+ đã tuyên bố rằng Google+ không phải là một sản phẩm thuần túy, nó là một dự án và nó sẽ còn thay đổi trong tương lai. Đúng như gọi của nó, Google+
giống như một sự nâng cấp, một nền tảng cho phép các sản phẩm vốn có
của hãng như Search, Gmail, Maps, Youtube, Orkut, Picasa... liên kết lại
với nhau. Mỗi sản phẩm riêng biệt này đều đã có một cộng đồng sử dụng
rộng lớn. như Google Search chiếm tới 2/3 lượng truy cập tìm kiếm tại
Mỹ, và cũng đang bá chủ thị trường tìm kiếm tại rât nhiều quốc gia khác;
Youtube, mạng chia sẻ Video lớn mạnh và chất lượng cao nhất trên toàn
cầu; Google Maps, nơi cung cấp bản đồ số trực tuyến thông dụng nhất;
Orkut mạng xã hội từng làm mưa làm gió tại Ấn Độ hay Brazil. Hãng cũng
sắp đổi tên công cụ chia sẻ hình ảnh mà hãng mua lại Picasa thành Google
Photos và công cụ viết Blog đình đám một thời Blogger thành Google
Blogs nhằm thực thi quá trình tích hợp với Google+. Nếu
liên kết được những mạng này lại với nhau trên một nền tảng duy nhất,
Google sẽ có một lượng người sử dụng khổng lồ, đủ sức tạo ra một mạng xã
hội rộng lớn giống như Facebook đang làm được.

Điều
Google luôn luôn theo đuổi, hoàn toàn trái ngược với câu Slogan của
hãng, mà gần như cũng chẳng bao giờ xuất hiện trong các sản phẩm "Don't be Evil".
Google tham vọng mình sẽ trở thành bá chủ của thế giới mạng trên tất cả
các nền tảng web, di động, máy tính bảng,... Google đối đầu với tất cả
các công ty Microsoft, Apple, Facebook. Gã khổng lồ mơ về một tương lai
xa, khi mà người ta dùng máy tính dùng ChromeOS, dùng điện thoại và máy
tính bản sử dụng Android, lướt web với Chrome, viết và gửi email với
Gmail, tìm kiếm và chia sẻ nội dung với Google+ (hoặc là cái gì đó tương tự mà hãng có thể tạo ra).



Thời điểm Google tung ra Google+,
cũng là lúc hợp đồng tích hợp kết quả tìm kiếm thời gian thực với
Twitter chấm dứt. Với các quốc gia sử dụng Twitter phổ biến như Mỹ, họ
đã khá quen thuộc với công cụ tìm kiếm nâng cao này của Google, khi mà
kết quả tìm kiếm trả về có thêm lượng nội dung đăng tải trên Twitter,và
mỗi khi có bài đăng mới trên Twitter, nó sẽ tự động cập nhật lên trang
tìm kiếm của Google. Và giờ đây với nền tảng Google+, công cụ tìm kiếm thời gian thực của Google sẽ có vị trí thay thế xứng đáng, khi mà việc kí một thỏa thuận với Facebook là điều không thể.




Google+, bản sao nâng cấp của Facebook?

Vậy Google+ có gì để chúng ta có thể kì vọng rằng nó là một sát thủ hàng đầu của Facebook? Sau hai cú ngã ngựa đau đớn với Wave và Buzz? Trong một bài báo mạng gần đây về cuộc đua tranh giữa các mạng xã hội, khi nhắc đến Google+,
tác giả có đưa ra một ví von khá hài hước: "Nếu bạn nhìn thấy một con
vật giống con vịt và nó kêu quạc quạc, thì ắt hẳn nó là một con vịt. Và Google+ cũng giống và quạc quạc như Facebook
trên nhiều phương diện." Thực sự chẳng có gì quá bất ngờ khi Google
tung ra một mạng xã hội, và cũng không có gì đáng bàn nếu nó có những
tính năng giống Facebook. Sau khi đã có quá nhiều mạng
xã hội ra đời, người ta sẽ dần nhận ra những qui chuẩn mà mạng xã hội
cần phải có. Chỉ có điều mà Google làm được tốt hơn, đó là hoàn thiện
những qui chuẩn vốn có đó.



Circles đang
là tính năng trọng tâm của dự án mà Google đang theo đuổi. Nó hoạt động
theo phương thức hơi khác biệt so với các mạng xã hội khác, hướng hoàn
toàn về người dùng. Với Circles, người dùng sẽ là trọng tâm của tất cả
các mối quan hệ xã hội mạng, tương tác với các đối tượng khác gần như
với cuộc sống thực.






Sự tương tác của cá nhân trên thế giới mạng và trong đời thực.



Google
đã mất khá nhiều thời gian để phân tích về các mạng xã hội khác, phân
tích quá trình chia sẻ nội dung của người sử dụng để đưa ra một tính
năng tối ưu nhất. Dĩ nhiên Google cũng không phải là người đi tiên
phong. Trong quá trình hoàn thiện sản phẩm, Facebook đã
đưa ra các tính năng tương tự như Friend List và Groups, và hiện tại
cũng đã có khoảng một nửa lượng người dùng (khoảng hơn 300 triệu) thường
xuyên sử dụng.



Người sử dụng có thể tạo ra vô số các
Circle như Bạn bè, Gia đình, Đồng nghiệp và chia sẻ nội dung cho các
Circle phù hợp nhất. Sự bảo mật thông tin và quyền riêng tư dường như
được Google rất quan tâm. Có vẻ hãng không đồng tình với những gì mà Facebook
đang làm, đó là khiến thông tin người sử dụng bị phát tán tràn lan và
khó kiểm soát hơn. Nhưng có một vấn đề là dường như chỉ có các tổ chức
lên tiếng, chứ phần đông người sử dụng Facebook thì không cảm thấy khó
chịu lắm.



+1 là tính năng trọng tâm tiếp theo. Nhìn một cách tổng quan thì nó có sự tương tác khá giống nút Like
của Facebook. Tuy nhiên có một điểm khác biệt khá lớn, khi mà Google đã
tích hợp nó vào kết quả tìm kiếm của mình. Nó sẽ thay đổi cách chúng ta
tìm kiếm trên mạng. Google từ trước đến nay tập trung vào việc xây dựng
các thuật toán tìm kiếm tự động tối ưu và cũng thu được những thành tựu
lớn. Giờ đây, với nút +1, gã khổng lồ đã sử dụng chính
người dùng để hoàn thiện kết quả tìm kiếm của mình. Những kết quả được
những người dùng chia sẻ nhiều nhất sẽ được ưu tiên đưa lên đầu. Đây
chắc hẳn cũng là bước đi nằm trong dự định của Google từ lâu, nhất là
khi người dùng hiện đang rất thường xuyên chia sẻ và tin tưởng những
thông tin do bạn bè của họ "Like" hay đăng tải trên Facebook, Twitter.



Những bước đi của Facebook?

Facebook
đã thay đổi rất rất nhiều kể từ khi chỉ là một mạng xã hội nhỏ nội bộ
trong ĐH Harvard. Hãng liên tục cải tiến và đưa ra các tính năng mới để
phục vụ người sử dụng, trở thành mạng xã hội lớn nhất toàn cầu với lượng
người sử dụng đông đảo. Nhưng Facebook còn làm được
nhiều hơn thế. Nó đang thay đổi cách con người tương tác với thế giới
mạng, cách các công ty, các nhà sản xuất tương tác với người dùng, tạo
ra những mạng lưới, những thị trường có thể tạo ra nguồn lợi khổng lồ.
Sau khi hất cẳng khá nhiều đối thủ cạnh tranh, buộc họ phải liên kết với
hãng, giờ đây họ sẽ lại phải tiếp tục chống đỡ trước vũ khí hủy diệt Google+.




Liên minh Microsoft-Facebook liệu có vứng bền?



Facebook đã lựa chọn Microsoft làm đối tác chiến lược, một nước đi có vẻ khôn ngoan. Facebook không thích phong cách của một kẻ muốn trở thành bá chủ trên mạng của gã khổng lồ ngạo nghễ kia, mà cũng có thể bởi vì Facebook cũng đang nung nấu ý định trở thành một kẻ như thế. Có một câu châm ngôn sống: "Kẻ thù của kẻ thù là bạn". Sự liên kết của Facebook Microsoft chắc sẽ không rạn nứt sớm chừng nào họ còn có kẻ thù chung. Facebook cũng có thể dành thời gian chăm chút cho đứa con của mình trong khi tích hợp các công cụ khá mạnh của Microsoft. Theo một thống kê gần đây nhất tại Mỹ, lượng truy cập sử dụng công cụ tìm kiế của Microsoft - Bing đang tăng dần lên, thậm chí có những tuyên bố khá lạc quan rằng Bing sẽ dần chiếm lại thị phần tìm kiếm của Google. Microsoft mua lại Skype với giá 8.5 tỷ USD và vừa mới hôm nay, Facebook và Skype tuyên bố tính năng Video call, một câu trả lời cho tính năng Hangouts của Google+. Một nước đi Win-Win cho liên minh Facebook-Microsoft.



Facebook sợ Google? Chắc hẳn Mark Zuckerberg cũng có chút lo lắng khi trong những động thái gần đây, Facebook đã không cho phép Google sử dụng danh sách liên lạc của người dùng để họ kết nối với Google+, buộc người dùng phải sử dụng Yahoo hay Hotmail làm công cụ trung gian.



Facebook liệu có thua Google+ như Myspace từng thua Facebook
sau một thời làm mưa làm gió? Hay cả hai sẽ cùng song hành và tạo ra
những trải nghiệm mới tuyệt vời cho người sử dụng. Dù chuyện gì xảy ra,
một niềm tin vững chắc là người dùng sẽ có một chốn dung thân tuyệt vời
trên thế giới mạng. Còn bạn, Like+1, bạn thích từ nào hơn?

Facebook hậu f8 2011: Sự lột xác hoàn hảo (Phần 1)

Ngày 22 tháng 9,F8
(Fate), hội nghị hàng năm của Facebook , sự kiện được các nhà phát
triển và giới truyền thông săn đón trong suốt thời gian vừa qua đã diễn
ra. Được dự báo từ trước, nhưng có lẽ, những thay đổi của Facebook sau
hội nghị lần này sẽ khiến những người thật sự quan tâm và hiểu cốt lõi
giá trị của mạng xã hội này phải thót tim để nhận ra sự thật:
"Facebook đã thay đổi hoàn toàn!"




Facebook, sự kết nối không cảm xúc

Mỗi
lần hội nghị f8 diễn ra, là mỗi lần Mark Zuckerberg đem đến cho cộng
đồng những thay đổi quan trọng của mạng xã hội trứ danh này. Trong những
lần hội nghị trước, chúng ta đã được trải nghiệm những tính năng mạnh
hỗ trợ về mặt tương tác như Social Graph, Facebook Connect, Open Graph,
"Like" Button. Và từ đó, gần như một triết lý mặc định cho mạng xã hội
này, đó là mạng xã hội của sự kết nối, của những mối quan hệ. Bên cạnh
đó, tính bảo mật và riêng tư không được đề cao để khuyến khích sự chia
sẻ.





Nhưng
cũng vì thế, người dùng Facebook dường như bị cuốn vào một vòng xoáy
của những mối quan hệ lỏng lẻo. Với thuật toán EdgeRank cùng các cơ chế
quản lý, xử lý các thông tin liên quan, Facebook có khả năng liên kết
với những thành viên có những điểm tương đồng, hay có những tương tác
mạnh nhất gần với cuộc sống thực. Tuy vậy, tràn ngập Facebook lại là
những thông tin cập nhật, hình ảnh mang nhiệm vụ kết nối nhưng gần như
chẳng có mối liên hệ nào hoặc rất mờ nhạt đối với bản thân người dùng.
Thay vì để chính người sử dụng là người làm chủ những mối quan hệ,
Facebook dường như chi phối điều đó và bảo rằng họ làm điều đó tốt hơn
chúng ta, những người ngồi "add friends" mà chẳng mấy băn khoăn về việc
người đó có mối quan hệ thế nào với mình. Sự cởi mở, mong muốn mở rộng
mối quan hệ một cách không có kiểm soát của chính người dùng, cùng với
nội dung bị định hướng bởi những thuật toán phức tạp nhưng không hoàn
thiện của Facebook, vô hình chung đã khiến facebook trở thành một mạng
xã hội vô cảm và hỗn loạn. Máy móc cho dù có hoàn thiện đến đâu cũng
không thể thay thế được con người, chính người dùng mới là chủ thể duy
nhất có thể tạo dựng và gìn giữ các mối quan hệ của mình.



Đã đến lúc cần thay đổi 

Không
thể khẳng định 100%, nhưng qua những thay đổi diễn ra gần đây trên
Facebook, sự ra đời của Google+ có lẽ đã tác động không nhỏ đến suy nghĩ
của Mark cùng các cộng sự của mình. Hay cũng có thế, họ đã có những dự
định tương tự từ trước nhưng chưa dám thực hiện vì nó quá mạo hiểm.
Google+ là một dự án mạng xã hội mới, đặt người sử dụng là trung tâm, là
người làm chủ nội dung và các mối quan hệ. Thành viên của Google không
bị chi phối bởi bất cứ bên thứ ba nào khi tương tác trên mạng xã hội.
Những ưu điểm khiến Google+ không đơn thuần là một mạng xã hội ảo mà rất
gần với cuộc sống thực.




Cuộc chiến mạng xã hội sẽ ngày càng gay cấn





Cốt
lõi của Google+ rõ ràng hoàn thiện hơn hẳn so với Facebook, và nếu như
không vì lượng người dùng khổng lồ vốn đã quen liên lạc với nhau qua
mạng này thì chắc họ đã chuyển hết sang "nhà" của ông lớn kia rồi.
Facebook bắt đầu đưa ra các giải pháp tình thế như Video Call để đối
chọi với tính năng Hangouts hay phát triển lại tính năng Group nhằm cạnh
tranh lại Circle. Nhưng tất cả vẫn chỉ là những thay đổi về lượng nhỏ
bé, cốt lõi không hoàn hảo của Facebook vẫn chưa được cải thiện.



Đến
những ngày gần đây, khi mà Google+ bắt đầu mở cửa tự do cho người sử
dụng, Facebook mới bắt đầu tăng tốc. Những cải tiến mạnh mẽ về việc cập
nhật status, theo dõi người dùng, lên danh sách bạn bè hay sắp xếp lại
các thông tin trên trang chủ. Đáng chú ý nhất chính là sự thay đổi của
tính năng List, News Feed và tính năng mới Subcribe. Có lẽ bất kì người
dùng nào tinh ý cũng có thể nhận ra sự tương đồng của Facebook và
Google+ hay thậm chí cả Twitter. Người dùng giờ đây đã có quyền quản lý
gần như 100% nội dung Facebook đăng tải và các mối quan hệ của mình.






Tính năng Smart List, đối thủ của Google Circle

Trong
số đó, List là một tính năng quan trọng đã được đưa vào từ lâu nhưng ít
được sử dụng, nhất là khi người dùng đã bị ngộ độc trong biển "bạn bè".
Facebook đã đưa ra một ý tưởng khôn ngoan: Smart List, một sự nâng cấp của List, với khả năng tự
phân loại danh sách bạn bè thông qua các mối liên hệ đã được xác nhận
(nơi cư trú, nơi học tập, làm việc,...). Bên cạnh đó, tính năng này tạo
cơ hội cho người dùng có những liên kết mạnh hơn với gia đình và bạn bè
thân thiết đồng thời loại bỏ những mối quan hệ lỏng lẻo. Nói không ngoa
khi Smart List là một bản sao nâng cấp của Circle, và nó thực sự giúp
những thành viên của mạng xã hội quản lý hiệu quả hơn các mối quan hệ
cũng như các nội dung đăng tải.



Sự
thay đổi của trang tin News Feed lại dường như lại khiến người dùng mệt
mỏi hơn. Tuy vậy nhìn nhận một cách tổng thể, sự thay đổi này là cần
thiết để nâng cao sự hiệu quả hiển thị thông tin, giúp người dùng quản
lý tốt hơn những nội dung mình thực sự quan tâm. Giờ đây, hai thẻ thông
báo Top Post và Most Recent được kết hợp làm một. Cũng có nghĩa những
cập nhật quan trọng và những cập nhật mới nhất sẽ được hiển thị cùng một
lúc. Thoạt đầu có vẻ sẽ khiến Facebook của bạn thật sự hỗn loạn, nhưng
thực sự đây là một sự thay đổi phù hợp để người dùng làm quen với việc
tự mình quản lý các mối quan hệ. Bên góc trái mỗi bài đăng từ giờ sẽ
xuất hiện nút Mark as Top Post, và những thông tin bạn thực sự thấy quan
trọng với mình sẽ được ưu tiên hiển thị.






Bảng cập nhật thông tin thời gian thực Ticker (góc phải)

Cùng với đó là
sự xuất hiện của tính năng Ticker, bảng cập nhật những thông tin mới
nhất theo thời gian thực ở phía phải, bên trên bảng Chat. Có người đã
trêu chọc nó giống như là một bảng tin nhỏ vô nghĩa trong một bảng tin
lớn hơn (News Feed). Nhưng Facebook tạo ra Ticker cũng có ý nghĩa riêng
của nó. Những thông tin quan trọng với bạn hơn sẽ được hiện thị ở bảng
tin lớn News Feed, vậy những thông tin ít quan trọng hơn sẽ được hiển
thị ở nơi nào? Một lý do khác nữa, bảng tin News Feed không thể liên tục
cập nhật thông tin mới ngay lập tức. Biết đâu đấy, có những điều đáng
quan tâm lại đang bị bỏ qua. Đúng như tên gọi, Ticker là những khoảnh
khắc đang không ngừng xảy ra trong thế giới mạng, và đôi lúc tinh ý và
may mắn một chút, bạn sẽ tìm được cho mình một thông tin thú vị.





Cũng
không thể không nhắc đến Subscribe, tính năng có thể khiến người dùng
thay đổi cách thức xây dựng các mối quan hệ của mình trên mạng xã hội.
Có những người chúng ta cảm thấy hứng thú nhưng không có những mối liên
hệ trong cuộc sống thực. Thay vì ấn Add Friends và chờ đợi trong vô vọng
khi nhìn thấy danh sách Friends sắp đạt ngưỡng tối đa 5000, Subcribe
giúp chúng ta vẫn có thể cập nhật những động tĩnh của những người đó mà
không cần họ cho phép hay kết bạn. Khi kết hợp với Friend List, tính
năng này thực sự có thể tạo ra hiệu ứng tiêu cực, khiến người dùng trở
thành những kẻ theo dõi đáng sợ. Mọi cập nhật dù là nhỏ nhất của bạn bè
và các nhân vật được quan tâm đều được sắp xếp và thông báo tới người
dùng theo thời gian thực.



Rõ ràng Facebook đang dần thay
đổi, từ một mạng xã hội của những những mối quan hệ, trở thành mạng xã
hội của các cá nhân. Người dùng Facebook giờ đây đã trở thành chủ thể
chính của mạng, tự kiểm soát các mối quan hệ của mình. Đây chính là tiền
để cho sự thay đổi mạnh mẽ nhất từ trước đến nay của Facebook, mà nổi
bật nhất là tính năng Timeline, sự lột xác hoàn toàn của trang Profile -
trang cá nhân của các thành viên. Từ một bức tường trát lên mọi thứ
linh tinh trong cuộc sống, Profile sắp trờ thành một cuốn nhật kí, một
dòng chảy xuyên suốt kể từ thời điểm chúng ta sinh ra cho đến thực tại,
một nơi để kể lại cuộc đời của chính mình.



Chi tiết về Timeline, định dạng trang cá nhân mới sẽ được cập nhật trong phần 2 của bài viết.

RIP, Steve Jobs



Còn chưa kịp cười chê màn ra mắt chẳng mấy hào nhoáng của
chiếc Iphone 4S thì tôi bỗng chốc thảng thốt khi nhận được một tin dữ:
Steve Jobs đã qua đời...




Một buổi sáng mưa lạnh
và gió tràn qua khe cửa sổ. Tôi bất chợt tỉnh giấc và dụi mắt, với tay
về phía sau lấy chiếc di động. 7h sáng. Haiz, lại phải đi học. Chiếc lap
vẫn sáng, dạo này toàn ngủ quên hay cố tình đi ngủ mà không thèm tắt
lap. Những sắc màu và nhũng dòng chữ quen thuộc của Facebook. Với đôi
mắt cận loạn, tôi tiến sát về phía màn hình.


Top News... "Steve Jobs has died."



Bần thần trong giây lát. Dụi mắt và mò mẫm tìm chiếc kính.

...

Kiểm tra hàng loạt thông tin trên những trang công nghệ tôi hay ghé qua...

Một cú điện thoại. "Kiểm tra đấy. Lên lớp mau đi"

Cập nhật vội dòng status. "Tạm biệt Steve Jobs."



Hình
như Steve Jobs chưa bao giờ là người khiến tôi phải thần tượng, tôi coi
ông chỉ như một người lãnh đạo có tầm nhìn và có những ý tưởng thật mới
mẻ. Có lẽ tại tôi chưa bao giờ là fan của Qủa táo cắn dở (mặc dù luôn
theo dõi những biến động hay những sản phẩm mới của công ty này). Có lẽ
tại như một triết lý mà tôi từng đưa ra, những người đứng sau thần tượng
số một của tôi trong cùng lĩnh vực, không đáng là người tôi phải quá đề
cao hay coi trọng. Nhưng khi biết rằng ông đã mãi mãi ra đi, tôi có cảm
giác gì đó day dứt đến khó tả.



Cả ngày hôm nay, tôi
không đếm được đã có bao nhiêu chữ Steve Jobs đã lướt qua mắt tôi. Nhưng
chắc là rất nhiều, đủ để tôi cảm nhận hôm nay là một ngày đặc biệt hơn
những ngày khác. Sự ra đi của một nhân vật có ảnh hưởng quả thực có sức
lan tỏa quá mạnh mẽ. Sự thất vọng về buổi ra mắt của Iphone 4S được thay
thế một cách chóng vánh bằng những niềm tiếc thương tới nhân vật đã
thay đổi thế giới. Tôi nhận ra rõ rệt thứ triết lý mà tôi đã được đọc cả
ngàn lần trong những cuốn sách, bài viết, những bộ phim hay lời lẽ từ
những người khác, rằng có những người sẽ sống mãi kể cả khi họ biến mất
khỏi trần thế.



Cuộc đời con người thật ngắn ngủi. Và chẳng
ai thoát được cái kết cục phải từ giã cuộc đời này. Trong sâu thẳm con
người là một nỗi sợ hãi vô vọng về cái chết. Nhưng có lẽ nếu được sống
và làm được như Steve Jobs, thì cái chết bỗng chốc trở thành một động
lực để con người ta luôn luôn phải cố gắng và thể hiện hết khả năng của
bản thân.



Tôi nghĩ Steve Jobs vẫn chưa thực sự thỏa mãn
với những gì ông đạt được. Như một câu nói nổi tiếng của ông trong bài
diễn thuyết tại ĐH Stanford: “Stay hungry. Stay foolish" - Hãy cứ khát
khao. hãy cứ dại khờ. Tôi nhớ lại những bộ phim tôi từng xem... Dường
như bệnh tật, cái chết cận kề là một động lực lớn vô bờ bến, có thể
khiến con người ta trở nên mạnh mẽ và có ý chí lớn lao: Hãy sống như thể
ngày mai là ngày cuối của cuộc đời.



Bản thân tôi vẫn sống
như thể mình vẫn còn ngày mai, vẫn còn đủ thời gian để làm những công
việc của mình. Một thứ suy nghĩ bảo thủ và trì trệ, kìm hãm những giấc
mơ lớn lao. Thực sự tôi luôn suy nghĩ một cách nghiêm túc những gì mình
có thể làm, về những công việc mà mình cần phải làm
ngay, cần phải cố gắng để đạt được. Nhưng có lẽ từ Suy nghĩ đến Hành
động là một khoảng cách không dễ vượt qua.



Tôi cũng muốn được như Steve Jobs. Tôi muốn những gì tôi đạt được vượt qua sự sống và cái chết. Một ước mơ có quá xa vời?!




Xin chào Ngôi nhà mới của tôi!



Hồi trước mình có lập một blog trên Yahoo 360. Có lẽ ý định lúc đầu của mình chỉ đơn thuần là theo trào lưu. Thi thoảng mình viết một bài kể lại những chuyện mình bắt gặp trong cuộc sống, hay những chuyện mình muốn ghi lại cho khỏi quên.



Rồi Yahoo 360 đóng cửa và mình chuyển sang dùng Facebook, cũng là theo trào lưu lúc đó. Mình cũng nhập dữ liệu blog cũ sang Yahoo Plus, nhưng gần như chẳng mấy khi đụng đến. Hồi đầu cũng thấy hụt hẫng. Nhưng có lẽ tại mình cũng không viết quá nhiều, cũng không có nhiều mối quan hệ tại nơi này nên cảm giác đó cũng chóng qua.



Trang Note của facebook trở thành lãnh địa online mới của mình. Có lẽ từ khi lên ĐH, đây là nơi mình ghi lại nhiều dấu ấn của cuộc đời mình nhất. Những lúc chán chường, căng thẳng mình cũng cố giải tỏa bằng cách viết note. Có lẽ điều khiến mình khổ sở nhất là việc che giấu cảm xúc trên mạng. Khi đã viết, mình cố gắng viết với cảm xúc thật, nếu không mình không thể tập trung được và quyết định ấn nút Cancel. Có lẽ mình muốn người đọc được note của mình và đồng cảm. Duy chỉ có một điều thật sự đáng buồn, đôi lúc chuyện này ảnh hưởng đến những người khác.



Trong một cái Note bí mật, mình có viết ra một danh sách những dự định cá nhân. Một trong số đó là mở một trang Blog mới và viết về những điều mình quan tâm. Có lẽ không nên kéo dài sự chờ đợi thêm nữa. Mình quyết định chọn Blogger của Google làm ngôi nhà mới của mình, tại trông nó có vẻ đẹp. Thời gian đầu này có lẽ cũng chưa thể tập trung cho việc viết lách, nhưng mình sẽ cố gắng viết ít nhất là một bài mỗi tháng, sau đó tăng cường độ lên một bài mỗi tuần.Nhưng trước mắt thì mình sẽ chọn một số bài viết cũ của mình và đăng lại tại đây, để nhà cửa nó đỡ trống trải đã.



Xin chào Ngôi nhà mới của tôi!

Sự thật qua lăng kính



Không hiểu dạo này tại vồ vập với thông tin nhiều quá hay sao mà đầu óc tôi luôn nghĩ về những sự kiện đang xảy ra. Giả sử tôi có đủ nhiệt huyết thì chắc đã viết ra được ít nhất là vài ba bài rồi. Nào là vụ Sát thủ đầu mưng mủ bị ném gạch, nào là vụ nốt ruồi và răng của hoa hậu Ngọc Trinh, nào là vụ suýt nữa thì phải dậy sớm rồi 6h30 bước vào lớp ngáp ruồi, nào là thủ pháp biến phim nhân văn thành phim giải trí, nào là vụ nên để Tấm trả thù mẹ con Cám thế nào cho nhân đạo mà vẫn răn đe được những kẻ lòng lang dạ sói. Tưởng như đó là những thứ chẳng liên quan đến nhau nhiều lắm. Nhưng rồi qua sự phân tích phức tạp hay hỗn tạp của tôi, những thứ đọc được khiến tôi tự nhiên cảm thấy rợn tóc gáy về lĩnh vực tôi đang theo đuổi.





Miệng lưỡi truyền thông quả thực đáng sợ. Cứ như thể ngày hôm nay anh chẳng may bước ra đường gặp một cô gái lạ hoắc, bị cô ta tát cho một cái rõ đau và ngày hôm sau người ta đồn ầm lên anh phụ tình, rồi là khiến cô ta có bầu, nặng nề hơn là anh đã cướp đi mạng sống của thằng cô ta đang theo đuổi. Và rồi anh không chịu nổi búa rìu của dư luận và trốn chạy, thậm chí tìm đến cái chết.



Báo chí, truyền thông dường như đang sử dụng quyền lực của họ một cách tối đa, nhưng không phải để thực hiện phản ánh xã hội đơn thuần. Xã hội qua lăng kính bị bôi đen hoặc rất đen, có cảm giác xung quanh chúng ta toàn là những kẻ khốn nạn và đầu óc bệnh hoạn, trong đầu ẩn chứa đủ thứ âm mưu giết người, hãm hiếp, cướp bóc, trấn lột, bạo hành,... Họ phê phán, trù dập những con sâu làm rầu nồi canh một cách nhiệt tình mà không nhìn nhận hay bất chấp chuyện mình cũng là một trong những con sâu đó. Một mặt họ nói phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng mẹ đẻ, nhưng ngay chính họ đang khiến người ta giãy nảy lên bằng những "cái tít như con bọ xít". Đời sống riêng tư của các thể loại nhân vật, thậm chí con cái và vật nuôi của những nhân vật đó cũng được lôi ra để tạo nên những bài báo dài gấp vài ba lần cái tít và tràn ngập những hình ảnh màu mè và nhiều khi đi ngược lại thuần phong mĩ tục.



Có vẻ nhiều người luôn cho rằng bản chất của mình là tốt đẹp. Nhưng nhiều khi chúng ta đọc những bài báo khiến chúng ta căm phẫn, muốn kẻ được nhắc đến phải bị hành quyết ngay lập tức, rồi nhìn nhận một cách cực đoan và phiến diện trước các sự kiện, trào lưu, rồi mong muốn vùi dập những thứ khiến chúng ta ngứa mắt. Những người phản ánh, phân tích và mang tới cho chúng ta thông tin đó, liệu họ có nghĩ rằng họ đang khơi dậy mặt tối trong các độc giả của họ. Tôi tin là những con chữ họ viết ra có thể gây ra tội ác, không kém những thứ mà họ phê phán trong những bài báo họ viết - những thứ kích thích sự bạo lực, bệnh hoạn, băng hoại đạo đức và văn hóa.



Làm ơn hãy "Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói", không chỉ để thu hút, mà trong bảy lần uốn lưỡi ấy, mọi khía cạnh, ý nghĩa, sức ảnh hưởng của vấn đề được nhìn nhận một cách thấu đáo trước khi đưa ra công chúng.

Dễ dàng hơn hay tốt hơn?







Trong cuốn sách The Paradox of Choice (Nghịch lý của sự lựa chọn), tác giả Barry Schwartz đưa ra một kết luận thú vị liên quan đến hành vi lựa chọn của con người. 


“People choose not on the basis of what’s most important, but on what’s easiest to evaluate.” 

tạm dịch: "Con người lựa chọn không dựa trên cơ sở về điều gì là quan trọng nhất, mà là điều gì dễ dàng nhất để đánh giá."


Theo
suy nghĩ thông thường, khi bạn được nhận một danh sách các lựa chọn,
bạn sẽ chọn điều mà bạn cho là quan trọng nhất đối với mình. Trên thực
tế, con người thường chọn thứ mà chúng ta dễ dàng hiểu được và đánh giá.
Chuyện này xảy ra rất thường xuyên bởi vì chúng ta không có thời gian
để thực hiện các nghiên cứu cần thiết nhằm đưa ra một quyết định khôn
ngoan. Các nhà hoạt động chính trị rất hiếm khi được bầu dựa trên đa số
những người nghiên cứu lý lịch hay các chính sách họ ủng hộ. Thực tế họ
được bầu bởi các cử tri quan tâm đến các thông điệp tranh cử hay bởi đã
được nghe phong thanh về các ứng cử viên này từ trước.



Khi
nói tới các thiết kế của chính chúng ta, chúng ta mường tượng trong đầu
rằng mọi người có thể đưa ra các quyết định khôn ngoan về việc nên thực
hiện thay đổi nào tiếp theo. Tuy nhiên, mọi người đã đưa ra hơn 400
quyết định trong ngày, những chuyện có vẻ quan trọng hơn việc xem xét
với các vấn đề trong thiết kế của chúng ta.



Bạn có nghĩ
rằng hầu hết mọi người nhận ra rằng có thật nhiều lợi ích khi lái một
chiếc xe có hộp số điều khiển bằng tay so với một chiếc tự động? Bạn có
nghĩ rằng họ quan tâm không? Tự động tức là dễ lái hơn, và vì vậy tại
sao phải mệt mỏi với một lựa chọn nào khác? Biết bao nhiêu lần chúng ta
bị cuốn vào trong những mối quan hệ không đáng có, đơn giản bởi vì chấp
nhận các mối quan hệ dễ hơn là đối mặt với
những hệ lụy trong việc chạm trán với con người?



Bạn đã bao giờ tới In ‘N Out Burger?
Tôi nghe được kha khá mẩu chuyện tốt đẹp về nơi này và cả món bánh mỳ
kẹp và khoai tây chiên huyền thoại của họ nữa. Sự thu hút ở đây do họ có
một thực đơn rất hạn chế. Bạn có thể gọi một chiếc Bánh kẹp đôi (Double
Double), bánh kẹp phô mai (cheeseburger) hay một chiếc hamburger. Bạn
có thể thêm khoai tây chiên, sữa hay nước giải khát nếu bạn muốn. Và đó
là toàn bộ những gì bạn có quyền lựa chọn (trừ phi bạn biết tới thực
đơn bí mật nào khác). Lúc này, tôi ở đó và thưởng thức đồ ăn thật ngon
lành, nhưng cũng không khác ở Wendy's
là bao. Sự hấp dẫn tới từ việc bạn bị hạn chế lựa chọn. Thật dễ dàng để
gọi món ở đó bởi bạn không phải quyết định loại bánh mỳ kẹp nào bạn cảm
giác là lựa chọn tốt nhất cho mình. In ‘N Out khiến việc ăn nhanh trở
nên dễ dàng hơn. Ăn uống theo cách của bạn không phải cách nhà hàng mong
muốn.






In
‘N Out nổi tiếng với thực đơn giới hạn. Quá nhiều lựa chọn sẽ khiến
khách hàng xao nhãng và mất thời giab để đưa ra quyết định cuối cùng.





Woot.com
là một cửa hàng trực tuyến khác biệt. Thay vì việc tìm kiếm trong hàng
trăm thậm chí hàng ngàn mặt hàng, bạn chỉ có thể đặt mua duy nhất một
mặt hàng mỗi ngày. Nếu như bạn thích, bạn hãy chọn mua còn nếu không,
bạn hãy đợi tới ngày hôm sau xem mặt hàng nào được đưa ra. Trang web này
đã thành công và có vẻ đi ngược lại logic thông thường. Tuy nhiên, nếu
như tôi mở một cửa hàng, thực sự có quan trọng hay không giữa việc tôi
bán 100 đơn vị hàng hóa giống nhau thay vì 100 mặt hàng khác nhau nhưng
chỉ có duy nhất một đơn vị hàng hóa? Ở đây, Woot đã khiến việc mua sắm
trở nên đơn giản hơn bằng cách đưa cho chúng ta chỉ hai lựa chọn "có"
hay "không".



Angry Birds sẽ bớt vui vẻ hơn bao nhiêu khi
bạn phải lựa chọn những chú chim bạn muốn sử dụng trong mỗi màn chơi?
Bằng cách bỏ qua việc lựa chọn này và để người chơi tập trung vào việc
sử dụng những chú chim cho trước, trò chơi trở nên thú vị hơn.






Bằng
cách không cho phép lựa chọn các loại chim đươc sử dụng trong các màn,
người chơi có thể tập trung hơn vào cách sử dụng những chú chim được đưa
ra.





Có bao nhiêu người trong số bạn bè của
bạn rất dễ dàng chọn mua cho mình một chiếc máy vi tính ở nhà bởi họ đã
sử dụng một cái tương tự tại nơi làm việc? Kể từ khi họ dùng máy tính
tại nơi làm việc, họ quen với việc sử dụng nó. Điều này không có nghĩa
là đó là một cái máy tính tốt - mà đó là chiếc máy vi tính mà họ thấy dễ
sử dụng nhất. Những lựa chọn của chúng ta không phải là những lựa chọn
tối ưu - chúng chỉ là những lựa chọn chúng ta cảm thấy ổn nhất mà thôi.



Đã
bao lần bạn vào một trang web mời chào rằng những thứ họ đưa ra tốt hơn
những đối thủ cạnh tranh khác, trong khi chúng lại không hề dễ sử dụng.
Chẳng có lý do gì phải chuyển sang sử dụng một dịch vụ khó sử dụng hơn
ngay cả khi chúng có nhiều tính năng hơn. Nếu những tính năng đó không
khiến cuộc sống của tôi dễ dàng hơn thì dịch vụ đó đem lại cho tôi điều
gì tốt đẹp nữa đây?



Trở lại vào thời điểm dịch vụ lưu trữ
hình ảnh trực tuyến được ưa chuộng, các trang web thắng thế là những
trang cho phép bạn tải ảnh lên mà không cần đăng kí hay đăng nhập tài
khoản. Bạn dễ dàng tải lên hình ảnh của bạn và sử dụng chúng. Imgur
là một ví dụ điển hình cho điều này và hiện tại trở thành một trong
những dịch vụ lưu trữ ảnh trực tuyến phổ biến nhất thế giới. Nhưng như
vậy không có nghĩa là những trang như Flickr
không thể phát triển - chỉ có điều những trang như vậy phải hoạt động
mạnh mẽ hơn nhằm tăng số lượng người dùng, đồng thời phải cho người sử
dụng thấy sự phức tạp trong khâu đăng kí thực sự là có giá trị.



Thiết lập cho người dùng và sự lựa chọn

Gần đây, có một  nghiên cứu
chỉ ra rằng chỉ 5% số người sử dụng thay đổi các thiết lập mặc định
trong MS Word. 95% còn lại giữ nguyên các thiết lập mặc định khi phần
mềm mới được cài đặt. Là một người ham mê máy tính, nghiên cứu này khiến
tôi bất ngờ bởi tôi thích tìm hiểu các thiết lập của tất cả các ứng
dụng máy tính để xem tôi có thể thay đổi được gì. Đại đa số mọi người
dường như không muốn chỉnh sửa gì cả - họ chỉ cần sử dụng chương trình
này thôi.



Thật tuyệt vời khi cung cấp cho người sử dụng
khả năng thay đổi các thiếp lập, nhưng đây hoàn toàn không phải là một
tính năng bắt buộc phải có. Tạo ra một sản phẩm tuyệt vời, chạy ổn định
là ưu tiên số một và chỉ khi bạn bắt đầu biết các thiếp lập nào có thể
chỉnh sửa, đó là lúc bạn bắt đầu nghĩ đến việc thêm vào một bảng điều
chỉnh các thiết lập.



Người dùng cho rằng bạn đã đưa ra cho
họ những thiết lập tốt nhất cho họ ngay từ đầu. Nếu bạn không làm được
điều đó, họ sẽ xem sản phẩm của bạn là một thất bại.



Nghịch lý của sự lựa chọn

Cuốn Nghịch lý của sự lựa chọn
nói rằng càng có nhiều chọn lựa giá trị đối với một cá nhân, càng khó
khăn để đưa ra một lựa chọn. Lấy ví dụ tại một cửa hàng, nếu như có các
mẫu thử mứt miễn phí đưa ra, bạn có nhiều cơ hội thu hút mọi người mua
một hộp mứt hơn khi chỉ đưa ra 6 lựa chọn chứ không phải 24. Có nhiều
lựa chọn hơn không khiến việc lựa chọn dễ dàng hơn, nhưng không có các
lựa chọn sẽ mất đi một chút sự tự do mà người mua tin là họ đang nắm
giữ.






Theo Barry Schwartz, sẽ dễ dàng để tìm cho mình một đôi dép vừa ý khi có ít màu sắc để lựa chọn hơn.





Khi
quyết định xem nên mua một chiếc Iphone mới, bạn có thể chọn chiếc màu
đen hay màu trắng cùng với 3 phương án về bộ nhớ. Thêm việc tìm nhà mạng
nữa thôi, việc lựa chọn đã bắt đầu trở nên rắc rối hơn rồi.



Nếu
khách hàng bảo bạn rằng bạn có thể thực hiện thiết kế của mình theo
cách nào bạn muốn, điều đó thực sự khó khăn hơn rất nhiều nếu phải thực
hiện một thiết kế với những ràng buộc bởi vì bạn đang có vô số lựa chọn.
Chúng ta cần các ràng buộc, những lựa chọn hạn chế trong mọi công việc
chúng ta thực hiện. Điều này khiến quyết định được đưa ra dễ dàng hơn và
lợi ích của nó là một thiết kế dễ dàng sử dụng hơn.



Nếu như bằng một cách nào đó bạn có thể tạo ra một sản phẩm dễ sử dụng nhất
một sản phẩm tốt nhất trong khi làm việc, bạn đã có cho mình một thắng
lợi. Bạn đã phải cân nhắc nhiều lựa chọn hàng ngày, thế nên tốt nhất là
hãy hạn chế những lựa chọn đối với khách hàng, bởi vì may mắn đó không
phải là quyết định quan trọng nhất trong ngày đối với họ.



Điều
này có nghĩa là thiết kế dễ dàng để đánh giá (có ít tùy chọn hơn) sẽ
chiếm ưu thế gần như mọi lúc. Hãy đưa tác phẩm của bạn tiến thẳng vào
vấn đề. Đừng lãng phí thời giờ vào các chi tiết đồ họa không hướng vấn
đề tới đích. Những chiếc áo và miếng dán vui nhộn hiệu quả bởi đánh giá
chúng thật dễ dàng. Tôi mất đủ thời gian cho việc lựa chọn nên mặc gì
cho buổi sáng rồi - đừng có bắt tôi phải cố gắng quyết định xem nên sử
dụng hình avatar nào trong số 250 mẫu nữa.



Lược dịch từ: Paul Scrivens - Easier is better than better

Sinh tồn



Hôm qua tôi có ngồi café và đọc truyện tranh. Tóm lấy một tập
bất kì trên giá sách của một bộ tôi thích ngày trước "Cuộc
sống hoang dã".

Một thí nghiệm khá thú vị được mô tả trong tập truyện về
những chú cá cảnh. Sống trong môi trường nước, khi có kích
thích điện năng, có những con cá khôn ngoan nhận ra và tìm cách
xa khu vực bị ảnh hưởng, nhưng cũng có những con ngu ngơ không
biết gì và bị đe doạ tính mạng. Tương tự trong cuộc đi săn của
một con cá lớn, những con cá yếu đuối và ngu ngơ kia sẽ phải
làm món mồi ngon, trong khi những con khôn ngoan hơn thoát được
và sống sót. Một nhận định được đưa ra, khả năng nhận biết
khác biệt đó chính là một nhân tố để đảm bảo sự sinh tồn
của một loài. Những cá thể có khả năng thấp hơn sẽ là vật hi
sinh để nâng cao khả năng sống sót cho các cá thể khác để duy
trì nòi giống.

Và như tập truyện cũng đề cập, xã hội con người cũng không
khác như vậy. Luôn tồn tại những cá thể vượt trội hơn cá thể
khác. Nhưng dĩ nhiên không phải không có một nước đi WIN-WIN
trong cuộc chơi sinh tồn. Giống một câu chuyện cười về cách
chiến thắng một kì thủ cờ tướng bằng cách thi bơi, hãy lựa
chọn cho mình một chiến trường phù hợp với khả năng. Còn nếu
bạn vẫn thất bại cho dù đang đi đúng thế mạnh và sở nguyện,
thì tức là bạn chưa mạnh như bạn tưởng. Chọn lấy một chiến
trường phù hợp hơn để bắt đầu lại, hoặc tiếp tục giành giật
sự sống cho tới khi chết trong niềm kiêu hãnh. Có lẽ có chết
thì bạn vẫn có thể sống mãi trong ai đó hoặc thậm chí trong
lịch sử.

Cái chính vẫn phải là sống cuộc đời của chính bạn theo cách của chính bạn.

Facebook - Thay đổi hay là chết!





Facebook
gần đây khiến người ta xôn xao vì tính năng Timeline của mình. Khá
nhiều người cảm thấy giao diện này thật nhức mắt, khó theo dõi nhưng
chẳng may ấn kích hoạt rồi không quay đầu lại được. Đa phần chúng ta đều
khó chấp nhận ngay một sự thay đổi lớn, nhưng nếu không thể làm được gì
thì phải làm quen với nó mà thôi. Thực ra cũng có hai cách để quay lại
giao diện cũ, một là lập tài khoản mới, hai là dùng IE 7 chậm rề, vì
Facebook không thể hỗ trợ giao diện Timeline cho trình duyệt này. Và cả
hai cách này đều chẳng khiến bạn vui vẻ hơn vì bạn sẽ lại phải bắt đầu
lại mọi thứ, đối diện với việc thay đổi thói quen.


Tuy
nhiên bài viết này sẽ không đụng chạm nhiều lắm đến Timeline, mặc dù ý
định trước kia của tôi là dành hẳn một bài để phân tích các tính năng mà
theo tôi là tuyệt vời của nó. Thay vào đó, bài viết sẽ là một số đánh
giá và dự đoán chủ quan về tương lai của mạng xã hội này.


Facebook có gì hot?

Bắt
đầu với một câu hỏi, làm thế nào để mạng xã hội này hiện có tới hơn 800
triệu người sử dụng trên toàn cầu? Facebook không phải là người đi tiên
phong trong lĩnh vực này, trước đó có khá nhiều các cộng đồng blog hay
các mạng xã hội khác, tiêu biểu là Myspace hay Youtube. Sự phát triển
của thế hệ Web 2.0 mang lại sự tương tác mạnh mẽ cho người sử dụng,
chúng ta không còn đơn thuần là những người tìm kiếm và đọc các nội dung
được sinh ra bởi một số lượng hạn chế những người chuyên nghiệp. Người
sử dụng Internet trở thành một phần của hệ thống, tạo ra nội dung, quyết
định những nội dung nào mình muốn và chia sẻ một cách gần như tự do
những nội dung đó cho những người khác. Nhưng có những hạn chế đáng kể
khiến cho việc tạo và chia sẻ nội dung không tiếp cận đến được đại đa số
người dùng. Sự phức tạp trong việc lập tài khoản, giao diện không thân
thiện hay việc xuất bản các nội dung và kết nối các cá nhân mất nhiều
thời gian và công sức. Người sử dụng web được đặt mình ở trung tâm,
nhưng họ lại không thể tạo ra hay mở rộng liên kết cho chính mình một
cách đơn giản. Họ chăm chút cho ngôi nhà trên mạng của mình một cách quá
kĩ càng, họ thể hiện cảm xúc và suy nghĩ cá nhân nhiều hơn là giao tiếp
với các cá nhân khác.



Chính
khi đó Facebook ra đời với những ưu tiên khác và thay đổi cách người
dùng tương tác trong thế giới mạng. Cá nhân không phải trung tâm của
mạng xã hội này mà là những kết nối của những cá nhân đó. Thước đo đánh
giá chủ yếu không phải những nội dung mà người dùng tạo ra sau hàng
tiếng đồng hồ lọ mọ với bàn phím hay webcam, mà là số lượng các mối quan
hệ người đó tạo ra và duy trì trên mạng xã hội thông qua số lượng
"friend", "comment" hay sau đó là "like". Tính "Mở", sự chia sẻ và đón
nhận các tương tác từ người khác một cách đơn giản giúp cho người dùng
cảm thấy mình luôn được kết nối. Sự lan truyền bắt đầu xảy ra và lượng
người dùng bắt đầu tăng lên theo cấp số nhân. Sau 2 năm kể từ 2006, số
lượng người sử dụng chạm mốc 100 triệu. Và 3 năm kế tiếp, con số ấy đã
tăng 850%, biến Facebook trở thành một xã hội với dân số chỉ thua kém 2
quốc gia tỉ dân là Trung Quốc và Ấn Độ.




Tăng trưởng người dùng của Facebook giai đoạn 2004-2011

Nhưng
đó chưa phải là tất cả những gì Facebook đã làm. Với ưu thế trong việc
đơn giản hóa cách thức tương tác, Facebook đưa vào những tính năng hỗ
trợ nhằm duy trì mức độ tăng trưởng người sử dụng. Việc đăng tải những
dòng trạng thái ngắn ngủi, đăng tải các hình ảnh, liên kết hay viết note là chưa
đủ. Một vũ khí mạnh mẽ đã được đưa vào sử dụng đó là các trò chơi, ứng dụng tương
tác. Với việc liên kết với các website, nhà phát triển web, người dùng
bị cuốn vào vòng xoáy của mạng xã hội với đủ các thể loại trò chơi cho
phép họ cùng giải trí với bạn bè. Các trò chơi nông trại, quiz hài hước,
bói toán, quà tặng,... cùng với những phương tiện giao tiếp cơ bản như
trạng thái, hình ảnh đã kể trên, tất cả khiến người dùng trở thành
những con nghiện, biến cuộc sống trên Facebook trở thành một phần không
thể thiếu trong đời sống của họ.



Đến đây không thể nào
không nhắc đến hiện tượng Yahoo 360 tại Việt Nam một thời. Tôi tự hỏi,
liệu nếu Yahoo 360 không đóng cửa, liệu có xảy ra một cuộc đổ bộ mạnh
mẽ vào Facebook hay không? Vào thời điểm giữa năm 2009, khi quyết định
một đi không trở lại của weblog nổi tiếng này chính thức được đưa ra
sau một năm đồn đoán, không biết bao nhiêu người than vãn, tiếc nuối.
Thế nhưng người ta dường như chấp nhận Facebook một cách không quá khó
khăn như tưởng tượng. Giao diện Facebook đơn giản, ít tính năng để thay
đổi, và mọi người dường như quan tâm đến việc chia sẻ thông tin và giải
trí cùng nhau - những thứ mà thời gian để thực hiện nhanh gấp cả vạn
lần việc tạo ra một bài viết. Và mục đích quan trọng mà mọi người đạt
được, chúng ta thể hiện được bản thân mình và không cảm thấy cô đơn khi
trên mạng. Tất nhiên không thể phủ nhận sự ra đi và tụt hậu của Yahoo
360 là một lý do chính khiến người dùng đến với Facebook, nhưng rõ ràng
với những ưu thế lớn như vậy, sớm muộn người ta cũng đổ xô vào Facebook
mà thôi.






Yahoo 360, biểu tượng của Web 2.0 một thời

Một
nhân tố quan trọng làm nên sự thành công của Facebook là sự quan tâm
của các doanh nghiệp. Với lượng người dùng đông đảo, Facebook đã được
các doanh nghiệp để mắt, coi nó là một mảnh đất marketing màu mỡ, một
phương thức xây dựng thương hiệu và mạng lưới khách hàng cực kì mạnh mẽ.
Nắm rõ được điều đó, Mark Zuckerberg và các đồng sự đáp lại với hàng
loạt tính năng hỗ trợ, đó là Facebook Ads, Facebook Connect hay nổi bật
nhất là Fan page và Like Button. Những thước đo mới đánh giả tầm ảnh
hưởng của một thương hiệu ra đời như số lượng like, lượng truy cập trang
fan page. Facebook trở thành một kênh tương tác tuyệt vời giữa hai bên
người dùng và doanh nghiệp bởi sự nhanh chóng, tiện lợi với hiệu quả
cao. Và tất nhiên, Facebook có thêm rất nhiều vốn để đầu tư cho chính
mình.



Muốn tồn tại, Facebook phải luôn thay đổi

Có một thực tế, người ta ngại thay đổi, nhưng thường thấy nhàm chán sau một thời gian không có gì thay đổi.

Trở
lại với một vấn đề đã gợi mở ở phần đầu bài viết, vì sao Facebook lại
cứ phải thay đổi khi mà người dùng thường cảm thấy khó chịu như vậy. Tôi
sử dụng facebook từ giữa năm 2009, tức là thời điểm nói lời vĩnh biệt
với Yahoo 360. Kể từ đó đến nay, rất nhiều sự thay đổi đã diễn ra và mỗi
lần như vậy tôi lại phải chấp nhận làm quen với những cách thức tương
tác mới. Có một sự thay đổi khiến tôi cảm giác cực kì hụt hẫng và chán
nản đó là vào đầu năm 2010, khi Facebook chấm dứt sự hiện diện của các
ứng dụng có thể sử dụng trực tiếp trên trang cá nhân. Những ai dùng
facebook vào thời điểm đó chắc hẳn đang sướng mê ly khi có thể đặt các
module nghe nhạc, xem video thoải mái phía dưới khu vực đặt avatar hay
thêm vào các thẻ truy cập trực tiếp các ứng dụng yêu thích. Sau thời
điểm đó, tất cả các trang cá nhân giống nhau y hệt, ngoại trừ cái tên và
và avatar của bạn. Facebook cho phép người dùng đưa các ứng dụng tùy
chọn vào trang cá nhân, đồng nghĩa với việc khiến người dùng chăm chút
cho bản thân nhiều hơn, và như vậy là đi ngược lại với tôn chỉ đặt ra -
tức là phải ưu tiên sự kết nối giữa người dùng hơn bản thân họ. Bản chất
của việc cho phép thêm ứng dụng tự do trước đây, thực chất chỉ là thỏa
mãn sở thích của người dùng, khiến họ tăng cường sự hiện hữu của mình
trên mạng và lôi kéo thêm người dùng mới.






Giao diện Facebook ngày xưa...


đến khi người dùng bị bội thực bởi các kết nối, mà trong đó có khá
nhiều kết nối lỏng, Facebook lại bắt đầu thay đổi lại cách thức sử dụng.
Đó là lúc họ sinh ra các tính năng như photo row tại trang cá nhân để
người dùng thể hiện cá tính, tăng cường các tính năng hỗ trợ người sử
dụng chia sẻ với những người họ thực sự quan tâm với Facebook Group, hay
hạn chế việc phải chia sẻ với những liên kết lỏng khi cần thiết với
Smart List hay Subcribe Button. Nhưng tất nhiên những tính năng đó vẫn
không làm thay đổi bản chất ưu tiên sự kết nối của Facebook. Các bạn có
xem thêm phân tích một số tính năng mới của Facebook trong một bài viết trước đây của mình.



Quá
trình cá nhân hóa trang cá nhân của Facebook diễn ra đến mức độ cao
nhất chính là khi Timeline ra đời. Facebook lựa chọn một thời điểm khi
mà hai đối thủ lớn Twitter và Google dường như đã có một phương thức
tương tác hoàn toàn chín muồi và ít có khả năng thay đổi lớn. Timeline
đưa tới cho Facebook một tôn chỉ mới - Facebook là nơi cuộc sống hàng
ngày của bạn được lưu giữ và được chia sẻ. Chú ý sự khác biệt, không
phải bản thân bạn mà là cuộc sống của bạn. Và tất nhiên, cuộc sống của
bạn bao gồm cả các kết nối mà bạn tạo ra. Có một bước phát triển lớn khi
sự kết nối giờ đây có một nền tảng vững chắc hơn, bởi bạn có thể bỏ
Facebook mà đi tới một mạng xã hội khác khi bạn bè của bạn cũng làm như
thế - nhưng điều đó sẽ rất khó khăn hơn nhiều khi phải lựa chọn việc từ
bỏ một phần cuộc sống của chính mình. Tất nhiên nhận định này có vẻ hơi
quá, nhưng với riêng tôi, sau khi dành ra chút ít thời gian để ngó lại
những gì đã làm trong suốt 3 năm trên mạng xã hội này, đọc lại những tin
nhắn chúc mừng sinh nhật lần trước, tự thêm vào một số sự kiện có ý
nghĩa với mình trong quá khứ tôi cảm thấy trang Facebook cá nhân của
mình thật sự đáng trân trọng.






Timeline, sự thay đổi mạnh mẽ của Facebook nhằm giữ chân người dùng.

Đây
không phải lần đầu tiên Facebook thay đổi, và thực tế đã chứng mình hầu
hết các thay đổi đều được người dùng chấp nhận. Facebook cần phải được
tươi mới sau một mỗi một quãng thời gian nếu muốn người sử dụng tiếp tục
hứng thú với nó. Điều những nhà phát triển cần làm không đơn giản là
đáp ứng nhu cầu, họ cần phải tạo ra các nhu cầu mới nếu muốn tiếp tục
tồn tại. Bản thân tôi tin những thay đổi sẽ luôn khiến người dùng có
những trải nghiệm mới, và chắc chắn nó khiến cuộc sống trên mạng của
chúng ta thú vị hơn.



Còn về tương lai của Facebook, nó sẽ
còn thay đổi như thế nào nữa? Khi người dùng đã quen với việc lưu giữ và
chia sẻ cuộc sống, có lẽ Facebook lại tiếp tục phát triển các tính năng
kết nối và chia sẻ thông tin giữa các người dùng. Sắp tới có lẽ sẽ là
một lần thay áo tương tự đối với Fanpage và Facebook Group. Còn xa hơn
thì tôi cũng chưa dự đoán được. Biết đâu đấy, tương tự như một bộ phim
hoạt hình Nhật Bản tôi từng xem, mỗi cư dân có một tài khoản điện tử có
chức năng làm mọi thứ. Và khi ấy, tài khoản Facebook tích hợp để tự động
thanh toán sau khi like hay comment cho một món hàng nào đó, thậm chí
cả việc khiến tôi mệt mỏi  gần đây, đó là đóng học phí hay đăng kí tín
chỉ.


Cuộc sống trên những trang mạng xã hội: Bao nhiêu "bạn bè" là đủ?



Vừa qua tôi có đọc được một dòng cập nhật trạng thái từ một bạn-của-một-bạn (theo ngôn ngữ Facebook thì là Friend of A Friend). Đại ý của câu bạn đó đăng lên là “Tôi có gần 600 người bạn trên Facebook, nếu quan tâm tới tôi thì hãy nhấn Like, nếu sẵn sàng nói chuyện với tôi bất cứ lúc nào thì Comment”. Tôi đặt ra những câu hỏi, nếu như đó là một câu nói với sự nghiêm túc tuyệt đối, sẽ có bao nhiêu người nhấn nút like và bình luận về dòng trạng thái đó? Và câu hỏi tiếp theo, trong hàng trăm thậm chí hàng ngàn người bạn của bạn trên Facebook, bạn thực sự có thể tạo những mối quan hệ thật sự tới bao nhiêu người?


Lang thang trên mạng đọc tài liệu mấy ngày qua, cộng thêm với những nhận định cá nhân, hi vọng tôi có thể trả lời những câu hỏi ấy, và một vài câu hỏi khác. Đây thực sự là một bài viết rất dài và nhiều thông tin, một lời khuyên cho những người quan tâm là hãy đọc từ từ và liên hệ bản thân để có thể nắm bắt được toàn bộ và có những trải nghiệm tốt nhất.



Mạng xã hội, anh là ai?

Phần đầu tiên, tôi sẽ nói về một khái niệm - Mạng xã hội. Nhắc đến social network (mạng xã hội), chắc hẳn bạn sẽ hình dung ngay trong đầu mình những cái tên như Facebook, Twitter, Google+, Youtube hay Zing Me, Go.vn,... Nhưng cần phải nói rằng, bản thân những cái tên đó không phải là những mạng xã hội thật sự, chúng chỉ là những dịch vụ trực tuyến tập trung vào việc xây dựng và phản ánh những mạng xã hội mà thôi. Tất nhiên là như bao người khác, bạn có thể tiếp tục gọi những cái tên ấy bằng một từ thân thuộc là “mạng xã hội”.



Mạng xã hội là "một tập hợp những người được kết nối với nhau bằng một tập hợp các mối quan hệ, ví dụ như tình bạn, cộng sự hay trao đổi thông tin" (Garton và các cộng sự, 1997). Bạn có thể hiểu một cách đơn giản hơn, mạng xã hội là hệ thống của những mối quan hệ giữa con người. Trong bài viết này tôi cũng chỉ có khả năng đề cập đến mạng lưới xã hội của các cá nhân. Tôi tin bạn cũng nhận ra một điều, chúng ta đang sống trong một xã hội, và tồn tại các mạng lưới xã hội phản ánh trong chính cuộc sống này ngay cả khi không sử dụng những dịch vụ như Facebook. Vì vậy, để có thể nắm rõ những điều dưới đây, hãy tạm coi những dịch vụ như Facebook chỉ là các công cụ mà bạn có thể sử dụng để xây dựng mạng lưới cho chính mình.

Quay trở lại với vấn đề chính, lý thuyết về mạng lưới xã hội nhìn nhận các mối quan hệ xã hội bằng cách sử dụng hai thuật ngữ, Node (Điểm nút) và Tie (mối ràng buộc). Điểm nút chính là các cá nhân (individual) trong mạng lưới xã hội, còn mối ràng buộc chính là liên kết giữa các cá nhân cụ thể trong mạng lưới đó. Bạn có thể tưởng tượng ra một sợi dây với các nút thắt hoặc trừu tượng hơn là những liên kết giữa các nguyên tử, phân tử hóa học. Hoặc không bạn có thể nhìn vào hình minh họa ở dưới, đây là mô hình mạng lưới xã hội ở cấp độ vi mô (Micro-level).


 

Mối ràng buộc giữa các cá nhân trong mạng lưới xã hội

Hãy nhìn lại hình ảnh minh họa về mạng lưới xã hội, coi những quả bóng đại diện cho một nhóm người. Hai người có mối liên hệ với nhau được thể hiện bằng một đoạn thẳng kết nối hai quả bóng tượng trưng cho hai người đó. Ngược lại, sẽ không tồn tại một đoạn thẳng nào.

Nhưng mối liên hệ của cá nhân này đối với các cá nhân khác nhau không phải lúc nào cũng tương đương nhau. Cụ thể, có những người chúng ta gọi là cha mẹ, anh chị em, bạn thân, bạn cùng lớp, người quen,... Nhà xã hội học kinh tế Mark Granovetter đã phân loại các mối ràng buộc thành ba nhóm: strong tie (mối ràng buộc mạnh), weak tie (mối ràng buộc yếu) và absent tie (mối ràng buộc vắng mặt).



Theo Granovetter, mức độ mạnh của một mối ràng buộc là một sự kết hợp của lượng thời gian, cường độ cảm xúc, mức độ thân mật (hay sự tin tưởng lẫn nhau), và những sự hỗ trợ qua lại, cùng với đó, sự kết hợp này xác định rõ đặc điểm của từng mối ràng buộc. Có thể ví dụ cụ thể về mối ràng buộc giữa hai người bạn thân thiết. Hai người dành cho nhau 2 tiếng mỗi ngày, coi nhau là một người không thể thiếu trong cuộc sống của mình, nói cho nhau nghe những tâm tư thầm kín, và giúp đỡ nhau làm bài tập khi một trong hai người bị ốm.

Có một giả thuyết khá thú vị liên quan đến mối ràng buộc giữa các cá nhân. Sử dụng các lý thuyết toán học và xác suất, nhà tâm lý học Anatol Rapoport đã đưa đến một kết luận bất ngờ, sau đó cũng được Granovetter khẳng định với forbidden triad (nhóm ba bị ngăn cấm).


Lựa chọn hai cá nhân ngẫu nhiên,chẳng hạn A và B, từ tập S=A, B, C, D,E,..., với điều kiện bất kì cá nhân nào trong tập này đều có mối ràng buộc với ít nhất một trong hai người. Theo lý thuyết xác suất, nếu như A có mối ràng buộc mạnh với cả B và C, thì mối ràng buộc giữa B và C luôn tồn tại, dù là mạnh hay yếu.


 

Số Dunbar: Giới hạn của nhận thức trong xây dựng mối quan hệ

Với cách thức mở rộng mạng lưới bạn bè của Facebook, bạn có thể có một danh sách bạn bè lên tới hàng trăm, thậm chí hàng nghìn trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên bao nhiêu người trong danh sách đó thực sự là bạn bè của bạn? Có thể nói, từ “bạn bè” không còn giữ được ý nghĩa giống như trong cuộc sống hàng ngày (không có Facebook). Thêm một người vào danh sách bạn bè của mình đơn giản là bạn đang nhận thêm một chiếc card visit hoặc xác nhận lại một mối quan hệ trong cuộc sống. Những mạng xã hội khác nhận ra vấn đề đó, như Twitter sử dụng thuật ngữ Follower (người theo đuôi) đối với những người bạn quan tâm hay Google+ sử dụng các Circle (Vòng tròn kết nối) khác nhau cho phép bạn đặt tên cho từng nhóm người cụ thể.

Để tập trung hơn, hãy bắt đầu với việc thu hẹp mạng lưới xã hội về mạng lưới của một cá nhân.Đó là một mạng lưới dựa trên những mối quan hệ của một cá nhân, là một tập hợp những người mà một cá nhân quen biết, mong muốn được tiếp tục tương tác với họ để hỗ trợ cho những hoạt động cụ thể, như là chia sẻ thông tin hay những lời khuyên. Dĩ nhiên, những mối ràng buộc mạnh - yếu vẫn đóng vai trò trong việc duy trì mạng lưới này.






Thật quá tuyệt vời nếu chúng ta có nhiều những mối quan hệ tốt đẹp và đem lại cho chúng ta những ý nghĩa nhất định. Tuy nhiên khả năng của não bộ không cho phép chúng ta duy trì quá nhiều mối quan hệ. Một nghiên cứu nổi tiếng đã chỉ ra giới hạn của nhận thức về số lượng những cá nhân mà một người có thể duy trì những mối quan hệ ổn định - Số Dunbar, được đưa ra dựa trên các nghiên cứu của nhà nhân chủng học người Anh Robin Dunbar. Con số đó là 150, cũng có thể hiểu đó là số lượng những người thực sự mà chúng ta coi là bạn bè và người thân. Và tất nhiên, chúng ta cũng chỉ có thể tương tác thường xuyên với tối đa là 150 "bạn bè" trên Facebook mà thôi.

Số Dunbar bao gồm những người trong gia đình và những người bạn thân thiết của bạn, đồng thời bao gồm một số những người bạn quen biết nhưng không thân thiết. Đó là những người quen bạn nhận ra nơi công cộng, không ngại ngần tiến đến và nói với họ rằng: “Đi đâu đấy, lâu lắm không gặp?”. Những người trong gia đình là những mối quan hệ đặc biệt, những mối ràng buộc mạnh mà không phải trải qua quá trình nào trước đó như làm quen cũng như xây dựng niềm tin và tình cảm. Khi bạn đã đạt đến giới hạn này và muốn kết thêm bạn mới, nhất là mong muốn trở thành những người bạn thân của họ, bạn phải chấp nhận bạn đang đánh mất một hay một số người bạn khác của mình. Không đơn thuần chỉ là khả năng nhận thức của não bộ, mà rõ ràng để xây dựng một mối quan hệ, bạn cần bỏ ra không nhỏ những thứ như thời gian, công sức. Từ quá trình làm quen, tạo dựng mối ràng buộc yếu, trở thành một mối ràng buộc mạnh và phải duy trì nó nếu như không muốn nó quay về thời điểm ban đầu. Hóa ra, người ta bảo "xa mặt cách lòng" cũng là có cơ sở khoa học cả.

Số Dunbar không bao gồm số lượng những người mà một cá nhân biết nhưng không còn mối quan hệ nào, hay những người có chỉ quen biết thông thường mà thiếu một mối quan hệ lâu dài. Số lượng những người như thế có thể cao hơn rất nhiều và phụ thuộc vào khả năng ghi nhớ dài hạn của não bộ.







Chúng ta có rất ít những người bạn thực sự

Ngoài lề một chút, chúng ta (người Việt Nam) rất hay sử dụng từ "bạn", điều đó khiến chúng ta có thể gặp khó khăn trong việc xác định mức độ thân mật. Nào là bạn thân, bạn cùng lớp, bạn cùng xóm trọ, bạn hàng, bạn cơ quan... Chính tôi cũng đang gọi người đọc là "bạn". Có thể khẳng định rằng "bạn" thì ít mà "bè" thì nhiều. Có thể không ít những người chúng ta gọi là "bạn" thực ra chỉ là những người chúng ta quen biết, thậm chí quen biết sơ giao đến nỗi gặp nhau còn ngại chào, hoặc quên chào hỏi. Tức là thậm chí còn chẳng nằm trong con số 150 kia.

Trên thực tế, mức độ mạnh của ràng buộc thường phân cấp nhiều hơn lý thuyết của Granovetter. Một nhà khoa học khác là David Krackhardt cho rằng có vấn đề trong việc xác định mối ràng buộc mạnh theo quan điểm của Granovetter, nó quá chủ quan khi sử dụng những tiêu chí như cường độ cảm xúc hay mức độ thân mật. Ông đưa ra một thuật ngữ mới là strong tie Philo (Philo trong tiếng Hi Lạp có nghĩa là tình yêu). Loại ràng buộc mạnh này rất cần thiết đối với một cá nhân khi họ đối mặt với một sự thay đổi nghiêm trọng hay sự không chắc chắn, và họ cần có người để đặt niềm tin, giúp họ đưa ra quyết định. Để đáp ứng một mối ràng buộc mạnh Philo cần hội đủ ba điều kiện sau đây:


  • Tương tác: A và B phải tương tác với nhau.

  • Sự quan tâm: A phải quan tâm đến B

  • Thời gian: A và B phải có một quá trình tương tác trong một thời gian dài.


Dunbar cũng nghiên cứu về mức độ sâu sắc của những mối quan hệ trong các nhóm người và đưa ra những kết quả khá thú vị. Mức độ thân thiết mạnh nhất được ông gọi là support clique (nhóm bạn trụ cột), đây là những người bạn sẵn sàng tìm tới những lời khuyên, hỗ trợ, hay giúp đỡ trong lúc khủng hoảng tình cảm hay khó khăn về tài chính. Nhóm này thường chỉ có 3-5 người. Kế đó là sympathy group (nhóm bạn đồng cảm) với mức độ thân thiết thấp hơn, thường nằm trong khoảng 10-15 người, đôi khi có thể lên đến khoảng 20 người. Đây là những người bạn tìm đến nói những chuyện hai bên quan tâm và bạn sẽ thực sự đau đớn nếu như họ qua đời. Chúng ta có thể nhận ra mối tương đồng giữa hai nhóm này với strong tie Philo. Tiếp đó là là overnight-camps (hay band) với khoảng 35-50 người và clan với giới hạn 150. Mối quan hệ tình cảm của các nhóm này dừng ở mức thông thường, họ có thể chào hỏi, nói chuyện hay cùng làm việc với nhau.





Đây là lý do bạn không nên cảm thấy quá dằn vặt hay cứ cố nài nỉ khi một người bạn không chịu nói cho bạn biết vấn đề của mình, vì bạn không nằm trong Top 3 (hoặc 5) của họ. Hay cũng là chuyện bình thường khi một người nói rằng: “Chỉ khi người đó ra đi, tôi mới biết người đó quan trọng với tôi thế nào”, bởi với khoảng 15 người có mối quan hệ tương đương, bạn khó mà nhận ra được mức độ quan trọng của người đó với bạn trong cuộc đời. Và với một con số khá nhỏ như 20, tôi nghĩ tại sao bạn không thử viết những cái tên ra giấy và suy nghĩ lại về những mối quan hệ thân thiết nhất của mình.




Sự phân nhóm các mối quan hệ

Trong mạng lưới các mối quan hệ của mình, chúng ta không chỉ phân cấp thành những mối ràng buộc mạnh hay yếu. Chúng ta đang sống trong những cộng đồng từ qui mô nhỏ đến qui mô lớn, và vì thế những mối quan hệ có thể phân thành nhiều nhóm (có thể nói khá độc lập). Đó là gia đình, lớp học, nhà trường, khu phố, những câu lạc bộ sở thích,... Ở từng nhóm này, chúng ta có khả năng truyền đi những thông tin khác nhau để phù hợp với đặc tính cũng như mối quan tâm của từng nhóm đối tượng. Nói một cách khác, mỗi thông tin bạn đưa ra ảnh hưởng khác nhau tới từng đối tượng hay nhóm đối tượng. Bên cạnh đó, bởi sự chi phối của niềm tin, có những thông tin bạn muốn chia sẻ với nhóm người này nhưng không muốn chia sẻ với một nhóm người khác.

Các trang mạng xã hội hiện tại đều đã cung cấp các công cụ để người dùng phân loại các nhóm xã hội cũng như kiểm soát nguồn tin mình đưa ra gần với cuộc sống thực. Như trên Facebook với tính năng List để phân loại danh sách bạn bè, hay Group để chia sẻ thông tin nhanh chóng đến một nhóm người. Ví dụ bạn đưa lên một bài giảng trên lớp, bạn sẽ hướng nó đến những người bạn trong lớp học của bạn. Vì thế bạn nên sử dụng Group để chia sẻ thông tin hữu ích này. Tuy nhiên do mức độ ảnh hưởng tới các nhóm đối tượng là khác nhau, khi bạn đăng tải bài giảng đó công khai tới tất cả các đối tượng, thì những người quan tâm vẫn thường tập trung ở nhóm bạn cùng lớp của bạn mà thôi. Và do đó là một thông tin không quá riêng tư, nhạy cảm, bạn cũng không phải lo lắng về ảnh hưởng tiêu cực của việc chia sẻ rộng rãi.





Lan truyền thông tin trong mạng xã hội: Sức mạnh của những mối ràng buộc

Thực sự tôi rất muốn viết một bài riêng về sự lan truyền thông tin, vì đây là cảm hứng đầu tiên đưa tôi rong ruổi tìm kiếm thông tin để viết bài này. Có thể tôi sẽ tìm cách phân tích kĩ hơn trong một bài viết sau nếu tôi có đủ thời gian và tâm huyết.

Một kết luận có thể đưa ra từ những điều đã được đưa ra, những mối ràng buộc mạnh với các yếu tố như tình cảm, sự tin tưởng là cầu nối mạnh mẽ để những thông tin được chia sẻ liên tục và nhanh chóng giữa các cá nhân. Bạn có thể liên hệ lại giả thuyết forbidden triad (nhóm ba bị ngăn cấm). Không bao giờ không tồn tại một mối ràng buộc nào giữa hai người có chung một mối ràng buộc mạnh. Đây có thể coi là một nền tảng giúp cho một mạng lưới xã hội gia tăng số lượng, và giúp cho thông tin lưu chuyển trong mạng lưới tốt hơn.

Tuy nhiên những mối ràng buộc yếu không hề vô dụng, thậm chí nó đóng một vai trò rất quan trọng trong việc tìm kiếm những thông tin mới mẻ. Trở lại với lý thuyết của Granovetter, tôi (cố tình) quên nhắc đến tên tác phẩm của ông - The Strength Of Weak Ties (Sức mạnh của những mối ràng buộc yếu). Nếu bạn đã đọc cuốn The Tipping Point (Điểm bùng phát) của Malcolm Gladwell thì chắc sẽ nhớ nghiên cứu về chuyện tìm việc làm của Granovetter (và cả con số Dunbar nữa).


 Để phục vụ cho nghiên cứu của mình, ông đã phỏng vấn riêng 100 người. Có 54 người trong số đó đã sử dụng các mối quan hệ cá nhân của mình để có được những thông tin việc làm cần thiết. Chỉ có 16,7% tìm thông tin thông qua những mối quan hệ thường xuyên (gặp nhau ít nhất một lần trong tuần), trong khi đó có tới 55,6% tìm tới những mối quan hệ không thường xuyên (nhiều hơn một lần một năm nhưng ít hơn hai lần một tuần) và 27,8% tìm được việc qua những mối quan hệ ít khi gặp mặt (một lần một năm hoặc ít hơn). Khi Granovetter hỏi họ xem có phải bạn bè của họ nói cho họ biết về công việc hiện tại không, phần lớn câu trả lời là “đó là người quen, không phải bạn bè của tôi”.





Thực ra lý giải điều này cũng không phải quá khó khăn. Với những người bạn trong nhóm có mối ràng buộc mạnh, họ trao đổi với nhau gần như tất cả những thông tin họ có thể. Nhưng có một vấn đề, vì họ là có những ràng buộc mạnh, họ có nhiều điểm chung trong tư tưởng hay những lĩnh vực họ quan tâm. Những thông tin một người trong nhóm biết thì những người trong nhóm cũng có thể đã biết. Những mối ràng buộc yếu giữa hai cá nhân (và đi kèm là những mối ràng buộc mạnh của các cá nhân đó), đem lại cho họ những nguồn thông tin mới mẻ hơn, những thứ họ không thể tìm thấy khi tương tác với những người có mối ràng buộc mạnh. Granovetter ví mối ràng buộc yếu giữa các nhóm thông qua hai cá nhân của hai nhóm giống như một cầu nối. Ông đưa ra nhận định: "Những mối ràng buộc yếu cung cấp cho mọi người khả năng truy cập tới những thông tin và những nguồn lực nằm ngoài phạm vi mạng lưới xã hội của họ, trong khi những mối ràng buộc mạnh có sức mạnh trợ giúp và tiếp cận dễ dàng hơn."

Liên hệ tới các trang mạng xã hội, những nhóm bạn với liên kết mạnh, bởi sự tương đồng giữa họ, thường cùng truy cập những trang web giống nhau. Điều này tạo ra kết quả là những thông tin được chia sẻ từ các ràng buộc mạnh thường không có gì khác biệt. Những tương tác yếu của bạn truy cập và chia sẻ những thông tin từ các trang web bạn chưa biết, và bạn có được những thông tin mới mẻ hơn. Điều này đã được chỉ ra trong nghiên cứu về sự đa dạng của thông tin trên mạng xã hội do Đội Điều tra Dữ liệu của Facebook (Facebook Data Team) vừa thực hiện.



Việc có được càng nhiều mối ràng buộc yếu sẽ giúp chúng ta tiếp cận được nhiều thông tin mới hơn, và thông tin sẽ được lan truyền mạnh mẽ hơn trong mạng xã hội. Có một minh họa cũng nằm trong bài nghiên cứu của Facebook Data Team như sau:


"Một ví dụ giả định. Một người có liên lạc với 100 người bạn với ràng buộc yếu và 10 người bạn với ràng buộc mạnh. Giả sử khả năng rất cao rằng bạn sẽ chia sẻ điều gì đó cho những ràng buộc mạnh, 50% chẳng hạn, nhưng các mối ràng buộc yếu chỉ chia sẻ những thứ ít thú vị hay ít quan tâm hơn, và khả năng của việc chia sẻ chỉ là 15%. Khi đó, tổng lượng thông tin lan truyền đến các mối ràng buộc yếu và mạnh tương ứng sẽ là 100*0.15=15, và 10*0.5=5. Như vậy về tổng thể, mọi người có khả năng nhận các chia sẻ nhiều hơn từ các mối ràng buộc yếu của mình."



Ngoài ra bản thân mỗi cá nhân cũng là một nhân tố kích thích sự lan truyền thông tin. Nếu một cá nhân có càng nhiều ràng buộc hay liên hệ tới càng nhiều cá nhân khác, nó càng quan trọng trong mạng lưới và có khả năng kiểm soát luồng thông tin trên diện rộng hơn. Điều này đã được giáo sư Freeman đề cập trong lý thuyết về Sự tập trung hóa trong mạng lưới xã hội.



"Mối ràng buộc" trên những trang mạng xã hội

Thực sự Facebook, Twitter, Google đang xây dựng những trang mạng xã hội hỗ trợ tối đa việc trao đổi thông tin giữa các mối ràng buộc yếu, vì điều đó giúp mạng xã hội thực hiện được tối đa khả năng của nó trong việc lan truyền thông tin mới. Tuy nhiên cần phải nói lại về cái thực sự gọi là "mối ràng buộc yếu".

Nghiên cứu của Granovetter về Sức mạnh của những mối ràng buộc yếu được trích dẫn trong rất rất nhiều các nghiên cứu, bài viết sau khi nó ra đời và được coi là một trong những tài liệu về xã hội học có tầm ảnh hưởng nhất trên thế giới. Granovetter yêu cầu các mối ràng buộc yếu và mạnh phải thỏa mãn các tiêu chí như lượng thời gian, cường độ cảm xúc, mức độ thân mật (hay sự tin tưởng lẫn nhau), và những sự hỗ trợ qua lại. Tức là dù là một mối ràng buộc mạnh hay yếu, một đặc điểm quan trọng phải thỏa mãn là "sự tương tác". Không có sự tương tác không đủ hình thành một mối ràng buộc. Một người sẽ lập tức trở thành một mối ràng buộc yếu đối với bạn khi bạn chấp nhận lời đề nghị kết bạn của người đó trên Facebook sao? Không hề, nó vẫn chỉ là một mối ràng buộc vắng mặt cho đến khi bạn và người đó có những tương tác tiếp theo, sau tương tác "đề nghị - chấp nhận kết bạn" kia.

Valdis Krebs, một chuyên gia đầu ngành về Phân tích mạng xã hội (Social Network Analysis) đã nói về sự nhầm lẫn trong việc đánh giá một mối ràng buộc yếu theo quan điểm của Granovetter. Một mối ràng buộc yếu không phải sự quen biết thông thường, nó đã từng là một mối ràng buộc mạnh, với sự tin cậy và chia sẻ kiến thức. Nhiều nghiên cứu của Granovetter đều dựa vào những người đã từng thân thiết với nhau trước đây. Liên hệ với số Dunbar, những mối ràng buộc yếu trong nghiên cứu của Granovetter phải từng nằm trong nhóm clan, band hay có thể cả sympathy group. Một cách hiểu đơn giản nhưng chủ quan hơn, phải đủ sức mạnh để chúng ta cảm giác thực sự đó không phải một ràng buộc vắng mặt.





Sức mạnh từ những tương tác một chiều

Tiếp theo, bạn thường xuyên nhận được thông tin từ một người bạn kết bạn, thậm chí khá nhiều thông tin thú vị và mới mẻ, đã đủ để hình thành một mối ràng buộc hay chưa. Với một danh sách bạn bè lên đến 4 chữ số, người đó bây giờ thậm chí quên mất rằng đã từng gửi lời mời kết bạn cho bạn rồi. Vẫn chỉ là thứ liên kết một chiều, không có sự tương tác. Nhưng rõ ràng đó là những thông tin mới, được lan truyền theo cách mà các mối ràng buộc yếu tạo ra. Nghe có vẻ như có những lý thuyết sắp sụp đổ. Đừng phán xét vội, chúng ta cần phải liên hệ trở lại với thực tế.


"Bạn biết Bill Gates không?" "Biết chứ, mình hâm mộ ông ấy."

"Bạn biết Suju chứ?" "Trời ơi, tớ thần tượng các oppa, tớ sẵn sàng chết vì các oppa."

Nhưng Bill Gates hay các thành viên của nhóm nhạc Suju có biết đến bạn không? Đây được gọi là Parasocial Interaction (Tương tác một phía). Một ví dụ điển hình chính là mối quan hệ một chiều giữa người nổi tiếng và những người hâm mộ. Tại Mỹ vào nửa sau thế kỉ 20, sự phát triển của phương tiện truyền thông đại chúng như truyền hình giúp công chúng có cơ hội hơn để "tiếp xúc" với những người nổi tiếng thông qua màn ảnh nhỏ. Những người hâm mộ cảm thấy mình như đang được trực tiếp trò chuyện với thần tượng, khiến cho họ bị lầm tưởng rằng đó là những người bạn thực sự của mình. Lý thuyết về mối ràng buộc giữa các cá nhân không chấp nhận các mối quan hệ một chiều, khi yêu cầu mối liên hệ giữa 2 cá nhân phải là tương đương. Tức là nếu bạn coi một người khác là một ràng buộc mạnh thì người đó cũng coi bạn là một ràng buộc mạnh của họ.

Thạc sĩ Satoshi Kanazawa có đưa ra một đề xuất trong một bài viết của mình rằng việc xem truyền hình có thể đánh lừa những cảm nhận của con người về mạng xã hội. Một nghiên cứu chỉ ra việc xem truyền hình có các nhân vật được hâm mộ khiến mức độ thỏa mãn về tình bạn của mọi người tăng lên. Dunbar cũng khẳng định cần phải chứng mình con số giới hạn 150 trong trường hợp này. Hiện nay, với mạng Internet, những trang mạng xã hội như Facebook chính là phương tiện truyền thông kiểu mới, tạo cơ hội cho chúng ta trở thành những người như Bill Gates hay các thành viên Suju với chi phí thấp. Tức là những người có thể gây ra ảnh hưởng với người khác bằng những thông tin họ đưa ra trên mạng. Và tất nhiên có thể tạo ra hiệu ứng tương tác một phía, khiến nhiều người khác nghĩ rằng chúng ta đang thực sự có mối ràng buộc với họ. Sự phát triển của social media (truyền thông mạng xã hội) sẽ khiến những mối tương tác một chiều này sẽ ngày càng nhiều lên, và vai trò của các cá nhân trong việc lan truyền thông tin sẽ ngày càng được cải thiện và nâng cao.



Những trang mạng xã hội lớn tập trung vào việc lan truyền thông tin dường như cũng nhận thức được những tương tác kiểu này. Đó là lý do Twitter cho phép chúng ta follow (theo đuôi) các cá nhân khác chỉ bằng một click chuột. Hay Google+ với cơ chế Circle cho phép bạn theo dõi thông tin từ những người bạn quan tâm chỉ bằng cách đưa họ vào các vòng tròn kết nối. Ngay cả Facebook hiện tại, chúng ta hoàn toàn có thể nhận một số thông tin từ những người khác mà không cần phải yêu cầu kết bạn nữa, mà chỉ cần thông qua việc nhấn nút Subscribe (Theo dõi). Người dùng trên những trang mạng xã hội thực sự đang trở thành những kênh thông tin, giống như những phương tiện truyền thông như một trang báo hay một kênh truyền hình.

Rõ ràng, những trang mạng xã hội không hẳn chỉ đang phát triển việc lan truyền thông tin qua những mối ràng buộc yếu, chúng đang tận dụng tối đa những tương tác một phía được dựng lên bởi những người có khả năng truyền đi những nguồn thông tin mới lạ và thú vị tới rất nhiều người mà bản thân họ không hề quen biết. Đó chính là những người nổi tiếng đang tham gia sử dụng mạng xã hội, hay gần hơn với bạn, chính là những người bạn chỉ biết tên nhưng lại có những thông tin mới lạ mà bạn không thể bỏ qua mỗi lần truy cập.



Tạm kết



Chắc hẳn bạn đang thở phù vì cuối cùng cũng đọc được đến dòng này. Có lẽ tôi đã quá tham lam khi nhồi nhét hàng tá lý thuyết trong bài viết này. Nhưng chính bản thân tôi vẫn thấy chưa hài lòng vì không thể truyền tải được hết những điều tôi đã biết được trong những ngày qua. Việc sử dụng quá nhiều nguồn tài liệu (lại hầu hết là ngoại ngữ) khiến tôi gặp khó khăn trong việc tìm hiểu, tổng hợp, sắp xếp và móc nối các kiến thức với nhau. Cùng với đó, tôi thực sự thấy còn khá nhiều những lỗ hổng chưa giải quyết được trong bài viết. Tuy nhiên, tôi thực sự hi vọng bài viết này đem tới cho bạn nhiều điều thú vị, giúp bạn hiểu hơn về mạng xã hội và ngay cả chính những mối quan hệ trong cuộc sống của bạn.

Bao nhiêu "bạn bè" là đủ? Điều đó còn tùy thuộc vào cách bạn nhìn nhận và mong muốn gì ở những mối quan hệ và các tương tác bạn tạo ra trên những trang mạng xã hội. Nếu bạn chỉ mong muốn giữ gìn những mối quan hệ bạn bè thực sự, thì con số Dunbar là lựa chọn hợp lý nhất, đặc biệt là những người bạn trong nhóm trụ cột và nhóm hỗ trợ của bạn. Nếu bạn mong muốn có được nhiều nhất những thông tin có thể, hay muốn xây dựng tầm ảnh hưởng, thì hãy tạo dựng những mối ràng buộc bên ngoài phạm vi bạn bè thực sự. Bạn hoàn toàn có thể tìm được cho mình một công việc như ý, những thông tin mà bạn không bao giờ có được, và dĩ nhiên trở thành một người được nhiều người biết đến.

Nguồn tài liệu: Viết danh mục các nguồn tài liệu theo đúng quy cách hơi mất thời gian
nên tôi xin phép làm việc này sau khi có thời gian. Các tài liệu được sử
dụng để tham khảo và thực hiện bài viết được lưu lại tại đây.