gần đây khiến người ta xôn xao vì tính năng Timeline của mình. Khá
nhiều người cảm thấy giao diện này thật nhức mắt, khó theo dõi nhưng
chẳng may ấn kích hoạt rồi không quay đầu lại được. Đa phần chúng ta đều
khó chấp nhận ngay một sự thay đổi lớn, nhưng nếu không thể làm được gì
thì phải làm quen với nó mà thôi. Thực ra cũng có hai cách để quay lại
giao diện cũ, một là lập tài khoản mới, hai là dùng IE 7 chậm rề, vì
Facebook không thể hỗ trợ giao diện Timeline cho trình duyệt này. Và cả
hai cách này đều chẳng khiến bạn vui vẻ hơn vì bạn sẽ lại phải bắt đầu
lại mọi thứ, đối diện với việc thay đổi thói quen.
Tuy
nhiên bài viết này sẽ không đụng chạm nhiều lắm đến Timeline, mặc dù ý
định trước kia của tôi là dành hẳn một bài để phân tích các tính năng mà
theo tôi là tuyệt vời của nó. Thay vào đó, bài viết sẽ là một số đánh
giá và dự đoán chủ quan về tương lai của mạng xã hội này.
Facebook có gì hot?
Bắt
đầu với một câu hỏi, làm thế nào để mạng xã hội này hiện có tới hơn 800
triệu người sử dụng trên toàn cầu? Facebook không phải là người đi tiên
phong trong lĩnh vực này, trước đó có khá nhiều các cộng đồng blog hay
các mạng xã hội khác, tiêu biểu là Myspace hay Youtube. Sự phát triển
của thế hệ Web 2.0 mang lại sự tương tác mạnh mẽ cho người sử dụng,
chúng ta không còn đơn thuần là những người tìm kiếm và đọc các nội dung
được sinh ra bởi một số lượng hạn chế những người chuyên nghiệp. Người
sử dụng Internet trở thành một phần của hệ thống, tạo ra nội dung, quyết
định những nội dung nào mình muốn và chia sẻ một cách gần như tự do
những nội dung đó cho những người khác. Nhưng có những hạn chế đáng kể
khiến cho việc tạo và chia sẻ nội dung không tiếp cận đến được đại đa số
người dùng. Sự phức tạp trong việc lập tài khoản, giao diện không thân
thiện hay việc xuất bản các nội dung và kết nối các cá nhân mất nhiều
thời gian và công sức. Người sử dụng web được đặt mình ở trung tâm,
nhưng họ lại không thể tạo ra hay mở rộng liên kết cho chính mình một
cách đơn giản. Họ chăm chút cho ngôi nhà trên mạng của mình một cách quá
kĩ càng, họ thể hiện cảm xúc và suy nghĩ cá nhân nhiều hơn là giao tiếp
với các cá nhân khác.
Chính
khi đó Facebook ra đời với những ưu tiên khác và thay đổi cách người
dùng tương tác trong thế giới mạng. Cá nhân không phải trung tâm của
mạng xã hội này mà là những kết nối của những cá nhân đó. Thước đo đánh
giá chủ yếu không phải những nội dung mà người dùng tạo ra sau hàng
tiếng đồng hồ lọ mọ với bàn phím hay webcam, mà là số lượng các mối quan
hệ người đó tạo ra và duy trì trên mạng xã hội thông qua số lượng
"friend", "comment" hay sau đó là "like". Tính "Mở", sự chia sẻ và đón
nhận các tương tác từ người khác một cách đơn giản giúp cho người dùng
cảm thấy mình luôn được kết nối. Sự lan truyền bắt đầu xảy ra và lượng
người dùng bắt đầu tăng lên theo cấp số nhân. Sau 2 năm kể từ 2006, số
lượng người sử dụng chạm mốc 100 triệu. Và 3 năm kế tiếp, con số ấy đã
tăng 850%, biến Facebook trở thành một xã hội với dân số chỉ thua kém 2
quốc gia tỉ dân là Trung Quốc và Ấn Độ.
Nhưng
đó chưa phải là tất cả những gì Facebook đã làm. Với ưu thế trong việc
đơn giản hóa cách thức tương tác, Facebook đưa vào những tính năng hỗ
trợ nhằm duy trì mức độ tăng trưởng người sử dụng. Việc đăng tải những
dòng trạng thái ngắn ngủi, đăng tải các hình ảnh, liên kết hay viết note là chưa
đủ. Một vũ khí mạnh mẽ đã được đưa vào sử dụng đó là các trò chơi, ứng dụng tương
tác. Với việc liên kết với các website, nhà phát triển web, người dùng
bị cuốn vào vòng xoáy của mạng xã hội với đủ các thể loại trò chơi cho
phép họ cùng giải trí với bạn bè. Các trò chơi nông trại, quiz hài hước,
bói toán, quà tặng,... cùng với những phương tiện giao tiếp cơ bản như
trạng thái, hình ảnh đã kể trên, tất cả khiến người dùng trở thành
những con nghiện, biến cuộc sống trên Facebook trở thành một phần không
thể thiếu trong đời sống của họ.
Đến đây không thể nào
không nhắc đến hiện tượng Yahoo 360 tại Việt Nam một thời. Tôi tự hỏi,
liệu nếu Yahoo 360 không đóng cửa, liệu có xảy ra một cuộc đổ bộ mạnh
mẽ vào Facebook hay không? Vào thời điểm giữa năm 2009, khi quyết định
một đi không trở lại của weblog nổi tiếng này chính thức được đưa ra
sau một năm đồn đoán, không biết bao nhiêu người than vãn, tiếc nuối.
Thế nhưng người ta dường như chấp nhận Facebook một cách không quá khó
khăn như tưởng tượng. Giao diện Facebook đơn giản, ít tính năng để thay
đổi, và mọi người dường như quan tâm đến việc chia sẻ thông tin và giải
trí cùng nhau - những thứ mà thời gian để thực hiện nhanh gấp cả vạn
lần việc tạo ra một bài viết. Và mục đích quan trọng mà mọi người đạt
được, chúng ta thể hiện được bản thân mình và không cảm thấy cô đơn khi
trên mạng. Tất nhiên không thể phủ nhận sự ra đi và tụt hậu của Yahoo
360 là một lý do chính khiến người dùng đến với Facebook, nhưng rõ ràng
với những ưu thế lớn như vậy, sớm muộn người ta cũng đổ xô vào Facebook
mà thôi.
Một
nhân tố quan trọng làm nên sự thành công của Facebook là sự quan tâm
của các doanh nghiệp. Với lượng người dùng đông đảo, Facebook đã được
các doanh nghiệp để mắt, coi nó là một mảnh đất marketing màu mỡ, một
phương thức xây dựng thương hiệu và mạng lưới khách hàng cực kì mạnh mẽ.
Nắm rõ được điều đó, Mark Zuckerberg và các đồng sự đáp lại với hàng
loạt tính năng hỗ trợ, đó là Facebook Ads, Facebook Connect hay nổi bật
nhất là Fan page và Like Button. Những thước đo mới đánh giả tầm ảnh
hưởng của một thương hiệu ra đời như số lượng like, lượng truy cập trang
fan page. Facebook trở thành một kênh tương tác tuyệt vời giữa hai bên
người dùng và doanh nghiệp bởi sự nhanh chóng, tiện lợi với hiệu quả
cao. Và tất nhiên, Facebook có thêm rất nhiều vốn để đầu tư cho chính
mình.
Muốn tồn tại, Facebook phải luôn thay đổi
Có một thực tế, người ta ngại thay đổi, nhưng thường thấy nhàm chán sau một thời gian không có gì thay đổi.
Trở
lại với một vấn đề đã gợi mở ở phần đầu bài viết, vì sao Facebook lại
cứ phải thay đổi khi mà người dùng thường cảm thấy khó chịu như vậy. Tôi
sử dụng facebook từ giữa năm 2009, tức là thời điểm nói lời vĩnh biệt
với Yahoo 360. Kể từ đó đến nay, rất nhiều sự thay đổi đã diễn ra và mỗi
lần như vậy tôi lại phải chấp nhận làm quen với những cách thức tương
tác mới. Có một sự thay đổi khiến tôi cảm giác cực kì hụt hẫng và chán
nản đó là vào đầu năm 2010, khi Facebook chấm dứt sự hiện diện của các
ứng dụng có thể sử dụng trực tiếp trên trang cá nhân. Những ai dùng
facebook vào thời điểm đó chắc hẳn đang sướng mê ly khi có thể đặt các
module nghe nhạc, xem video thoải mái phía dưới khu vực đặt avatar hay
thêm vào các thẻ truy cập trực tiếp các ứng dụng yêu thích. Sau thời
điểm đó, tất cả các trang cá nhân giống nhau y hệt, ngoại trừ cái tên và
và avatar của bạn. Facebook cho phép người dùng đưa các ứng dụng tùy
chọn vào trang cá nhân, đồng nghĩa với việc khiến người dùng chăm chút
cho bản thân nhiều hơn, và như vậy là đi ngược lại với tôn chỉ đặt ra -
tức là phải ưu tiên sự kết nối giữa người dùng hơn bản thân họ. Bản chất
của việc cho phép thêm ứng dụng tự do trước đây, thực chất chỉ là thỏa
mãn sở thích của người dùng, khiến họ tăng cường sự hiện hữu của mình
trên mạng và lôi kéo thêm người dùng mới.
Và
đến khi người dùng bị bội thực bởi các kết nối, mà trong đó có khá
nhiều kết nối lỏng, Facebook lại bắt đầu thay đổi lại cách thức sử dụng.
Đó là lúc họ sinh ra các tính năng như photo row tại trang cá nhân để
người dùng thể hiện cá tính, tăng cường các tính năng hỗ trợ người sử
dụng chia sẻ với những người họ thực sự quan tâm với Facebook Group, hay
hạn chế việc phải chia sẻ với những liên kết lỏng khi cần thiết với
Smart List hay Subcribe Button. Nhưng tất nhiên những tính năng đó vẫn
không làm thay đổi bản chất ưu tiên sự kết nối của Facebook. Các bạn có
xem thêm phân tích một số tính năng mới của Facebook trong một bài viết trước đây của mình.
Quá
trình cá nhân hóa trang cá nhân của Facebook diễn ra đến mức độ cao
nhất chính là khi Timeline ra đời. Facebook lựa chọn một thời điểm khi
mà hai đối thủ lớn Twitter và Google dường như đã có một phương thức
tương tác hoàn toàn chín muồi và ít có khả năng thay đổi lớn. Timeline
đưa tới cho Facebook một tôn chỉ mới - Facebook là nơi cuộc sống hàng
ngày của bạn được lưu giữ và được chia sẻ. Chú ý sự khác biệt, không
phải bản thân bạn mà là cuộc sống của bạn. Và tất nhiên, cuộc sống của
bạn bao gồm cả các kết nối mà bạn tạo ra. Có một bước phát triển lớn khi
sự kết nối giờ đây có một nền tảng vững chắc hơn, bởi bạn có thể bỏ
Facebook mà đi tới một mạng xã hội khác khi bạn bè của bạn cũng làm như
thế - nhưng điều đó sẽ rất khó khăn hơn nhiều khi phải lựa chọn việc từ
bỏ một phần cuộc sống của chính mình. Tất nhiên nhận định này có vẻ hơi
quá, nhưng với riêng tôi, sau khi dành ra chút ít thời gian để ngó lại
những gì đã làm trong suốt 3 năm trên mạng xã hội này, đọc lại những tin
nhắn chúc mừng sinh nhật lần trước, tự thêm vào một số sự kiện có ý
nghĩa với mình trong quá khứ tôi cảm thấy trang Facebook cá nhân của
mình thật sự đáng trân trọng.
Đây
không phải lần đầu tiên Facebook thay đổi, và thực tế đã chứng mình hầu
hết các thay đổi đều được người dùng chấp nhận. Facebook cần phải được
tươi mới sau một mỗi một quãng thời gian nếu muốn người sử dụng tiếp tục
hứng thú với nó. Điều những nhà phát triển cần làm không đơn giản là
đáp ứng nhu cầu, họ cần phải tạo ra các nhu cầu mới nếu muốn tiếp tục
tồn tại. Bản thân tôi tin những thay đổi sẽ luôn khiến người dùng có
những trải nghiệm mới, và chắc chắn nó khiến cuộc sống trên mạng của
chúng ta thú vị hơn.
Còn về tương lai của Facebook, nó sẽ
còn thay đổi như thế nào nữa? Khi người dùng đã quen với việc lưu giữ và
chia sẻ cuộc sống, có lẽ Facebook lại tiếp tục phát triển các tính năng
kết nối và chia sẻ thông tin giữa các người dùng. Sắp tới có lẽ sẽ là
một lần thay áo tương tự đối với Fanpage và Facebook Group. Còn xa hơn
thì tôi cũng chưa dự đoán được. Biết đâu đấy, tương tự như một bộ phim
hoạt hình Nhật Bản tôi từng xem, mỗi cư dân có một tài khoản điện tử có
chức năng làm mọi thứ. Và khi ấy, tài khoản Facebook tích hợp để tự động
thanh toán sau khi like hay comment cho một món hàng nào đó, thậm chí
cả việc khiến tôi mệt mỏi gần đây, đó là đóng học phí hay đăng kí tín
chỉ.
No comments:
Post a Comment